Con nhà giàu cũng hát... đờn ca ăn xin - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Con nhà giàu cũng hát... đờn ca ăn xin


Tên tựa bài nói chuyện hôm nay chắc sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng đó lại là chuyện có thật 100 phần trăm, từng xảy ra ở Sài Gòn vào thời thập niên 1940, và thiên hạ thời đó cũng bàn tán không ít, kẻ khen người chê, tạo nên dư luận một thời gian.

Đâu có người miền Nam, ở đó có đờn ca tài tử


Gánh hát rong nghèo ở Việt Nam, thập niên 1930-1940, ảnh minh họa.

Đờn ca tài tử xuất phát từ trong nhân gian được đa số người miền Nam ưa thích, có thể nói rằng ở đâu có người miền Nam sinh sống, ở đó có đờn ca tài tử. Và trong số ấy lại có cả những người đam mê nó một cách cuồng nhiệt.

Theo như nhận định của một số người vốn hằng theo dõi, am tường về đờn ca tài tử, thì do bởi loại nhạc dân gian này được quá nhiều người mến mộ nên mới có hiện tượng... đờn ca ăn xin. Chớ nếu như hiếm người ưa thích thì chắc rằng đâu có cái “nghề” này.

Có lẽ xưa kia người mù làm ăn cái gì cũng khó khăn, cũng phải mò mẫm, mà cây đờn thì dễ mò nhứt, chỉ cần so dây nắn phím tìm những âm điệu vừa mới lạ, vừa ru hồn người nghe. Vì thế họ tập trung hết tâm lực để tạo ra âm thanh tiếng đờn cho thật truyền cảm, thật tuyệt diệu như nhạc sĩ mù Văn Vỹ chẳng hạn. Nhưng đa số người mù đâu có được cái may mắn như Văn Vỹ, được gánh hát, hãng dĩa trả lương để có một đời sống vững vàng. Mà số đông người mù này đã kiếm sống bằng cách đánh đờn cho người ta nghe để được cho tiền, và hình thức kiếm cơm này được thiên hạ, người đời gọi là đờn ca ăn xin.

Thật ra đây cũng là một nghề lương thiện để kiếm sống, dùng tiếng đờn điệu hát đổi lấy chén cơm manh áo thì cũng tốt thôi. Nhưng đối với xã hội Việt Nam thì làm ăn kiểu này bị coi là thấp hèn, dù rằng tiếng đờn của họ vẫn thu hút người nghe, chớ nếu không thì đâu ai bỏ thì giờ bao quanh họ để nghe mà còn cho tiền. Có khi người nghe cảm động quá nên bỏ đầy tiền chiếc nón rách, như câu chuyện mà tôi sẽ trình bày tiếp sau đây:

Con của một chủ tiệm vàng mà cũng ngồi chung manh chiếu rách ca vọng cổ với người mù đờn ca ăn xin.
Số là ở Cà Mau có tiệm vàng của ông Nguyễn Đạo Đức, thuộc thành phần giàu có nổi tiếng ở vùng tận cùng của đất nước này. Ông có người con trai tên Nguyễn Ngọc Cung, và bởi thời đó ở Cà Mau chưa có trường trung học nên gởi cậu ấm Cung lên Cần Thơ học nội trú tại trường Nam Hưng.

Ngày nọ vào năm 1940 ông chủ tiệm vàng đi Sài Gòn bỗ hàng, tức mua nữ trang về Cà Mau bán. Thời bấy giờ xe đò từ Cà Mau đi Sài Gòn và ngược lại đều chạy ban đêm, chiều khởi hành, sáng tới nơi. Xe đến bến bắc Cần Thơ thì đánh mỏ để chiếc phà ở bên kia song chạy qua đón (thời đó đâu có điện thoại di động như bây giờ). Trong lúc chờ đợi phà, ông chủ tiệm vàng ngồi trên lan can dọc theo đường xuống phà. Bỗng nghe văng vẳng tiếng đờn lục huyền cầm của ai đó vọng lên, rồi kế tiếp lại nghe tiếng hát.

Ông bất ngờ nói thầm:

Tiếng ai hát sao giống tiếng thằng Cung của mình quá!

Nghĩ vậy, ông thả bộ đi lần theo đường xuống phà, nơi có tiếng hát. Đúng rồi! Thằng Cung đang ngồi vất vưỡng trên lan can cầu bắc, và cạnh nó là thằng đánh đàn.

Ông giận dữ lên tiếng thật to:

Ủa! Cung, sao ra đây?

Cậu ấm cười:

Ở nội trú buồn quá, con nhảy rào ra đây hóng mát.

Sau chuyến đi trở về Cà Mau, ông Nguyễn Đạo Đức thuật lại với người thân trong gia đình chuyện cậu ấm Ngọc Cung ca hát ở bến bắc Cần Thơ. Ông nói:

Thằng Cung như vậy đó! Mình dám tốn tiền để cho nó ăn học thành kỹ sư, bào chế sư, nhưng mình thấy rõ nó chỉ là một thằng “xướng ca vô loại”...

Chuyện Nguyễn Ngọc Cung còn tiếp diễn...

Sức thu hút mãnh liệt của đờn ca tài tử

Biểu diễn Đờn ca tài tử tại Lễ đón nhận bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại TPHCM. Courtesy giaoduc.net.vn
Mấy năm sau chiến tranh nổi lên, quân đội viễn chinh Pháp do tướng Leclere chỉ huy, tiến như thác đổ xuống Mũi Cà Mau, chiến sự bao trùm vùng này, dân chúng chạy loạn tứ tán. Người dân Cà Mau một số chạy vô bưng biền, vô ruộng, số khác thì chạy ngược lên Sài Gòn, trong số có gia đình Ngọc Cung.

Vào khoảng 1947 dù đất nước đang tình trạng chiến tranh, nhưng ở Sài Gòn được kể như yên ổn hơn các nơi, nên phong trào đờn ca tài tử nở rộ, nhiều tụ điểm đờn ca mọc lên. Song song đó đài phát thành Pháp Á mới thành lập cũng hàng ngày phát thanh loại đờn ca đang được ưa thích ấy, và thị dân Sài Gòn nhiễm nặng đờn ca tài tử ở thời kỳ này.

Lúc ấy gần Ngã Sáu Sài Gòn có quán giải khát sang trọng, dân thầy chú thường đến đây thưởng thức đờn ca tài tử, do các danh ca tài tử thời đó phục vụ (người dân Sài Gòn họ dùng tiếng “thầy chú” để chỉ những công chức làm việc ở các cơ quan chính quyền, công an, cảnh sát...)

Do đang thời kỳ chiến tranh, mà quán lại có nhiều dân thầy chú chiếu cố, nên quán lập hàng rào kẽm gai bao bọc, phòng ngừa bị ném lựu đạn. Là người sành điệu, dĩ nhiên Ngọc Cung cũng rất thường lui tới quán đờn ca tài tử này.

Một tối nọ, Ngọc Cung cùng với một người bạn đi dạo trên đường La Grandière (đường Gia Long sau này, và bây giờ đường đổi tên Lý Tự Trọng). Khi ngang qua quán giải khát, nghe tiếng đờn ca vọng ra, tức thì phản ứng tự nhiên của người bạn là đi nhanh lên vì hàng rào kẽm gai chống lựu đạn đã nói lên nơi đó không an toàn, nếu xảy ra chuyện gì thì lãnh đủ. Nhưng Ngọc Cung thì khác, anh ta đi chậm lại, thậm chí còn đứng bất động để nghe cho rõ tiếng đàn giọng hát. Người bạn kéo áo nhiều lần Cung mới chịu đi.

Chưa hết đâu! Đi khỏi quán độ vài chục thước, trên vỉa hè đường La Grandière, một đám đông tụ tập chừng mười người nghe cha con một nghệ sĩ mù đàn hát kiếm tiền độ nhựt. Trên một manh chiếu rách, người cha mù đờn cây độc huyền, loại đờn một dây giống như người đánh đàn trên bắc Mỹ Thuận. Ông ta vừa nói thơ vừa hát, còn đứa con gái độ 10 tuổi ngồi kế bên đẩy cái nón nỉ cũ mèm về phía trước để những người hảo tâm ném vào đó vài cắc bạc...
 
Cung kéo người bạn đi nhanh về phía đó, và đứng nghe người nghệ sĩ hát hết bài rồi vụt ngồi xuống kế bên ông ta, nói:

- Ông hát nhiều rồi, nghỉ một chút đi, để tôi hát tiếp cho. Ông đờn cho tôi hát nghe. Bắt đầu là một bài vọng cổ.

- Trời đất ơi!

Người bạn của Ngọc Cung kêu lên như vậy, đâu có ngờ rằng chơi với Ngọc Cung gần mười năm mà cho tới giờ phút này mới khám phá những nét độc đáo có một không hai. Mê đàn mê hát là chuyện thường tình của dân miền Tây. Đặc biệt là dân Cà Mau, Bạc Liêu, nơi xuất thân của những nghệ sĩ Sáu Lầu, Năm Nghĩa, Bảy Cao, Ba Khuê... nhưng tham gia thì cũng phải lựa chỗ lựa nơi, như các tụ điểm nổi tiếng, chẳng hạn như nhà Hội Đồng Điều, cậu Ba Huy... Có ai lại nhào vô chiếu rách cha con nghệ sĩ mù trên vỉa hè mà biểu diễn tài nghệ!

Người bạn đang suy nghĩ miên man thì tiếng độc huyền đã trổi lên và Ngọc Cung cất giọng vô vọng cổ... Người bạn trông cho mau tới câu chót để kéo Ngọc Cung đi, nhưng vừa dứt câu 6 chưa kịp nghỉ thở Ngọc Cung đã bảo người nghệ sĩ mù:

Mình làm tiếp một bản Xuân Tình.

Lúc này thì trong chiếc nón đã khá nhiều tiền. Cô bé đưa cái nón nỉ nhiều tiền thưởng cho người cha sờ, gương mặt ông ta lộ vẻ vui mừng, ông gật gù dạo vài câu trước khi vô bản Xuân Tình... Thời này giới đờn ca tài tử thường hay hát bản Xuân Tình 4 lớp “Tống Tửu Đơn Hùng Tín”, và bài “Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2”. Không biết Ngọc Cung hát bài nào.

Ở Sài Gòn một thời gian thì Ngọc Cung ra bưng theo kháng chiến và tập kết ra Bắc. Về sau Ngọc Cung trở thành soạn giả nổi tiếng với các kịch bản được dàn dựng khắp cả Nam Trung Bắc. Nếu ai có đi Cà Mau, xe qua Cầu Mới bắc ngang con kinh Cà Mau sẽ nhìn thấy một căn phố lầu 5 từng, mặt tiền ngó ra chợ, có đắp mấy chữ Nguyễn Đạo Đức. Đó là ngôi nhà tổ phụ của Ngọc Cung.

Câu chuyện có thật trên đây đã cho thấy rằng đờn ca tài tử có sức thu hút mãnh liệt. Một khi đã đam mê rồi thì bất cần, ai nói gì cũng không màng chú ý. Khi nhập cuộc rồi thì quên cả sự đời. Đây là chuyện thuộc về đờn ca ăn xin tài tử. Các kỳ sau tôi sẽ nói về chuyện đào thương Út Bạch Lan và danh cầm Văn Vỹ thực sự xuất thân từ đờn ca ăn xin. Có nghĩa là khởi đầu đi hát rong, về sau mới dần dần nổi tiếng.

Ngành Mai
phóng viên RFA
Theo RFA

2 nhận xét:

  1. Trung Quốc tấn công TPHCMlúc 12:56 1 tháng 2, 2015

    Trường đại học cán bộ TPHCM và Trường doanh nhân Pace TPHCM đang làm đơn xin chữ của Chủ Tịt Sang vào tết 2015, hãy cho 'chúng tôi chữ Tphcm' để lấy hên đầu năm nha!

    http://danlambaovn.blogspot.com/2015/01/buc-thu-phap-quai-di-cua-chu-tich-sang.html


    hổng biết tư Sang cho Trường chúng nó chữ gì ta? nếu cho tụi nó chữ 'Trí' nữa thì bỏ mịa chứ chơi đâu! chắc là tụi nó sẽ bâu vào chửi chú Tư Sâu nữa cho coi!

    https://www.ttxva.net/truong-can-bo-tp-hcm-se-tro-thanh-dai-hoc-chinh-tri/

    chửi ngày đêm để cho tư Sang trốn luôn, không dám về TPHCM chữ nầy, chữ nọ nữa rùi...chiêu này hay đó chú tư! nếu buông tay rơi cái chữ, máy quay ghi hình được thì toi mạng! đề nghị tư Sâu cho chữ "thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ chế độ XHCNvn", đứa nào ra nhận cố tình làm 'rớt chữ' thì bỏ tù liền! chữ vậy cho chúng nó bỏ mịa luôn!

    http://www.tintuchangngayonline.com/2015/02/tan-hoa-xa-philippines-la-ua-tre-khoc.html

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam Dân chủ Tiến bộlúc 13:41 1 tháng 2, 2015

    Trường đại học cán bộ TPHCM và Trường doanh nhân Pace TPHCM đang làm đơn xin chữ của Chủ Tịt Sang vào tết 2015, hãy cho 'chúng tôi chữ Tphcm' để lấy hên đầu năm nha!

    http://danlambaovn.blogspot.com/2015/01/buc-thu-phap-quai-di-cua-chu-tich-sang.html

    hổng biết tư Sang cho Trường chúng nó chữ gì ta? nếu cho tụi nó chữ 'Trí' nữa thì bỏ mịa chứ chơi đâu! chắc là tụi nó sẽ bâu vào chửi chú Tư Sâu nữa cho coi!

    https://www.ttxva.net/truong-can-bo-tp-hcm-se-tro-thanh-dai-hoc-chinh-tri/

    chửi ngày đêm để cho tư Sang trốn luôn, không dám về TPHCM chữ nầy, chữ nọ nữa rùi...chiêu này hay đó chú tư! nếu buông tay rơi cái chữ, máy quay ghi hình được thì toi mạng! đề nghị tư Sâu cho chữ "thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ chế độ XHCNvn", đứa nào ra nhận cố tình làm 'rớt chữ' thì bỏ tù liền! chữ vậy cho chúng nó bỏ mịa luôn!

    http://www.tintuchangngayonline.com/2015/02/tan-hoa-xa-philippines-la-ua-tre-khoc.html

    Cảm ơn Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang - Cho chúng tôi chữ "Phi Trí bất hưng":

    http://www.tintuchangngayonline.com/2015/01/asian-cup-2015-bong-khong-phai-la-bom.html

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad