Năm 2020 với nước Mỹ quả là một năm đầy biến động và kịch tính! - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Năm 2020 với nước Mỹ quả là một năm đầy biến động và kịch tính!



Bộ phim về nước Mỹ mà chúng ta xem năm 2020 này còn hấp dẫn hơn nhiều lần những phim ăn khách nhất của Hollywood! Hình minh họa

Đại dịch Coronaviru bùng phát giữa lúc các thành quả về kinh tế của Tổng thống Donald Trump đạt được những con số ngoạn mục, đạt mức kỷ lục qua nhiều thập niên, về công ăn việc làm, thất nghiệp thấp, thị trường chứng khoan tăng trưởng, giảm thiểu sự khuynh đảo của hàng hoá Trung Quốc trên thị trường Mỹ...

Đại dịch Coronavirus giam hãm nền kinh tế Mỹ, thất nghiệp tăng, sản xuất, dịch vụ suy yếu, càng gây thêm căng thẳng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11 năm 2020 mà ông Donald Trump đang chạy đua với đối thủ Dân Chủ Joe Biden.

Các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc, phản đối cảnh sát làm chết một tay da đen có bề dày tội phạm, trở thành các cuộc bạo loạn, vô chính phủ, đốt phá, cướp của, thậm chí làm chết người vô tội, tại một số thành phố do đảng Dân Chủ kiểm soát.




Rồi bà Thẩm phán Tối cao Pháp viện Ruth Bader Ginsburg qua đời, tạo ra một chỗ trống quyền lực cần được lấp đầy ngay 2 tháng trước ngày Tổng thống kết thúc nhiệm kỳ.

Theo Hiến pháp Mỹ, cao nhất Tổng thống cũng chỉ giữ chức vụ hai nhiệm kỳ, 8 năm. Tổng thống có thể có tư tưởng, chính sách riêng, làm ảnh hưởng sâu sắc đời sống của người Mỹ, nhưng quyền lực Tổng thống không vô hạn. Tổng thống bị Hạ viện, Thượng Viện và quan trọng nhất là gọng kềm Tư pháp khống chế. Muốn thông qua một điều luật phải đươc cả hai viện của quốc hội đồng ý. Còn nếu Tổng thống vận dụng các sắc lệnh hành pháp thì sẽ bị phe đối lập, các hội doàn xã hội chống đối, kiện tụng.

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, dường như mọi sắc lệnh mà ông đưa ra đều bị phe Dân Chủ thưa kiện, ngăn chặn.

Trong thành phần của Tối cao Pháp viện, sau khi 2 thẩm phán Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, tỷ lệ của các thẩm phán do Tổng thống Cộng Hoà chỉ định so với các thẩm phán do các tổng thống Dân Chủ chỉ định là 5-4. Chính nhờ yếu tố này mà hầu hết trong các vụ kiện, toà cấp dưới ra phán quyết bất lợi cho ông về các hồ sơ di dân, xây tường biên giới..., nhưng khi khiếu nại lên Tối Cao Pháp viện, ông đều giành phần thắng. Điều này cho thấy tổng thống Mỹ không hề dễ dàng thực hiện chương trình hành động, và Tối cao Pháp viện có vai trò quan trọng như thế nào.


Tuy nhiên trong một số hồ sơ gần đây, Thẩm phán Chánh án John Roberts, người được Tổng thống George W. Bsush bổ nhiệm, lại nghiêng về phía các thẩm phán Dân Chủ, khiến kết quả bất lợi cho Tổng thống Trump, ví dụ trong các hồ sơ DACA, tái xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone hay bạch hoá tờ khai thuế trong 10 năm của Trump cho công tố viên New York...

Tương quan lực lượng sau cái chết của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg trở thành 5-3 nghiêng về phía Cộng Hoà. Nếu thêm một thẩm phán do Tổng thống Trump bổ nhiệm nữa sẽ là 6-3. Và như vậy, nếu có kiện tụng, kể cả trường hợp có một thẩm phán Cộng Hoà không ủng hộ, thì phần thắng vẫn thuộc thuộc phe Cộng Hoà.




Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tối cao Pháp viện là trọn đời, các phán quyết của họ có ảnh hưởng đến nước Mỹ không chỉ vài năm như của một ông Tổng thống mà là nhiều thập niên, nếu không nói là nhiều thế hệ!

Tối cao Pháp viện vì thế quan trọng còn hơn cả tổng thống. Bất cứ phe nào cũng muốn có một quan toà ủng hộ các chương trình của đảng mình, tổng thống mình, vì phán quyết của Tối cao Pháp viện là cuối cùng, không thể khiếu nại.

Không có bất kỳ quy định nào của híến pháp ngăn chặn tổng thống bổ nhiệm thẩm phán Tối cao Pháp viện khi đamg cầm quyền. Cho nên, Tổng thống Trump không thể bỏ lỡ cơ hội trời cho! Và vì việc bổ nhiệm cần được Thượng viện chuẩn thuận và đảng Cộng Hoà đang giữ đa số (53-47) là một điều kiện có một không hai. Đây là lợi ích quyền lực, ý thức hệ thực sự, không chỉ với ông Trump (nếu ông đắc cử và tiếp tục làm tổng thống) mà là với đảng Cộng Hoà.

Như tôi đã phân tích ở bài trước, Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski (Alaska) và Thượng nghị sĩ Susan Collins (Maine) hôm Chủ nhật đã công khai phản đối việc bỏ phiếu cho ứng cử viên mới của Tối cao Pháp viện trước cuộc bầu cử tháng 11.

Bà Murkowski và bà Colins hiện đang đối mặt với một cuộc chiến tái tranh cử cam go trong kỳ bầu cử này và họ đang gặp nhiều bất lợi hơn các đối thủ Dân Chủ, theo thăm dò dư luận. Động thái của họ cho thấy họ muốn chứng tỏ cho cử tri thấy họ là những thượng nghị sĩ công bằng, khách quan. Nhưng thực chất họ vì cái ghế của họ hơn là vì quyền lợi của đảng Cộng Hoà. Hành động của họ có khi ''lợi bất cập hại'', vì họ có thể mất thêm lá phiếu của những người ủng hộ đảng Cộng Hoa.




Các đảng viên Cộng Hòa ở Thượng viện chỉ cần 51 phiếu để xác nhận một thẩm phán mới. Hiện tại họ có 53 Thượng nghị sĩ, có nghĩa là họ chỉ có thể mất 3. Trong trường hợp mất 3, tỷ lệ sẽ là 50-50 và lá phiếu của Phó Tổng thống Mike Pence sẽ phá vỡ thế cân bằng.

Về phía đảng Dân Chủ, một số thành viên chủ chốt đã tuyên bố ''trả thù'' nếu một thẩm phán mới của Tối cao Pháp viện được đề cử. Không biết họ sẽ trả thù như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn, tiến trình xác nhận của Thượng viện sẽ rât sôi động và nảy lửa với những mưu ma chước quỷ của phe Dân Chủ.

Các ủng hộ viên Dân Chủ đang vây quanh nhà ở của ông Mitch McConnell, lãnh dạo đa số Thượng viện, với những biểu ngữ khiêu khích, chửi rủa.

Nhưng phe Dân Chủ sẽ thua cuộc và nếu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử nữa, thì nước Mỹ không biết có loạn hay không? Đừng nói dân chủ là biết chấp nhận thua!

Bộ phim về nước Mỹ mà chúng ta xem năm 2020 này còn hấp dẫn hơn nhiều lần những phim ăn khách nhất của Hollywood!


© Lê Diễn Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad