Khó khăn và lúng túng trong việc hỗ trợ cho các lao động nghèo vượt qua dịch COVID-19! - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Khó khăn và lúng túng trong việc hỗ trợ cho các lao động nghèo vượt qua dịch COVID-19!


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận ‘đất nước sẽ gặp khó khăn nếu chính phủ không chủ động giải quyết vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo, người thất nghiệp hiện nay.

Công nhân làm việc tại một dự án xây dựng.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận ‘đất nước sẽ gặp khó khăn nếu chính phủ không chủ động giải quyết vấn đề bảo đảm an sinh xã hội cho người nghèo, người thất nghiệp hiện nay.

Kế hoạch đưa ra gói 30.000 tỉ để có thể hỗ trợ cho người nghèo, người thất nghiệp 1 triệu đồng/tháng được đưa lên bàn hội nghị. Vào tuần qua Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng họp và đồng ý chi 2700 tỷ đồng hỗ trợ chống dịch COVID-19. Trong số này 1800 tỷ đồng dành ra để giúp các đối tượng khó khăn.

Giải pháp chậm trễ và chưa được cụ thể

Luật sư Đặng Hùng Dũng thừa nhận phía chính phủ Việt Nam cũng quan tâm đến việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho người lao động, tuy nhiên sự tính toán cho sự việc này vẫn chưa được rõ ràng, cụ thể:

“Đối với lại chính quyền Việt Nam mình thì việc đưa ra được cái gọi là masterplan—một kế hoạch toàn bộ thì chưa làm được. Tôi nghĩ rằng nó phải có, tuy nhiên họ phải tính toán chứ, vì nó ảnh hưởng cho nhân dân rất là nhiều, nhưng mà cụ thể như thế nào, kích thích thế nào, giống nước khác thế nào thì Việt Nam mình không đi theo được. Chính quyền không đưa ra được việc cho chính quyền cấp địa phương phải làm gì; họ chưa đưa ra được một cái masterplan, hoặc một giải pháp nào được.”

Ông Dũng cho rằng giải pháp lâu dài của một kế hoạch toàn bộ là một vấn đề rất lớn liên quan đến các ngành, từ người dân đến nội vụ công chức và điều động cho nhân viên khối nhà nước.




Phía chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải chi trả tối thiểu 50% lương công nhân hằng tháng. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng trong tình hình hiện nay, để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho nguồn lực lao động của mình là trường hợp bất khả kháng, vì trong bộ luật lao động không có dự tính trước cho tình huống đại dịch như hiện đang diễn ra. Ông nhận định:

“Ngay cả của những công ty có nguồn từ nước ngoài, tùy từng công ty, tùy từng lãnh vực họ sẽ có cư xử như thế nào với người dân, và họ có căn cứ theo luật lao động của Việt Nam hay không, cũng không biết được, vì đây là trường hợp bất khả kháng, không đòi hỏi người ta làm theo luật được. Đó là tình hình mà tôi là người luật sư thấy là như thế.

Thứ nhất là luật lao động không có dự trù cho tình huống đại dịch như thế này, chắc chắn là theo tôi nghiên cứu là không có những trường hợp mà gặp khó khăn như thế này trước mắt. Bây giờ gặp trường hợp đại dịch thì không tính được từ những điều ghi trong luật, thì mình sẽ coi đó là trường hợp bất khả kháng.”


Công nhân làm việc tại một xưởng may mặc. AFP
Ông Diệp Thành Kiệt, chuyên gia may mặc và da giày, cho biết theo diễn biến trong khoảng thời gian hơn một tháng sau Tết, các doanh nghiệp vẫn còn khả năng để cưu mang những người lao động bị ảnh hưởng. Gần đây, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, các doanh nghiệp đã có những giải pháp cấp bách cho người lao động và chia sẻ với nhau:

“Tức là trước hết giải quyết ngay cho những người mà bị mất việc sớm. Chúng ta cũng biết trong cái công đoạn sản xuất nào cũng vậy, nó có những công việc sẽ bị mất việc sớm, theo quy trình nó diễn ra trước là họ sẽ bị mất việc trước. Giải quyết bằng cách điều động họ sang những công việc khác. Sau khi điều động những công việc khác mà không được nữa thì phải giải quyết chuyện thất nghiệp.




Ví dụ như vấn đề phải giảm bớt giờ làm việc, rồi một mặt nữa là chia sẻ với người lao động, nhưng một mặt cũng cần người lao động chia sẻ, vì chúng ta cũng biết là hiện nay hầu hết các doanh nghiệp về xuất khẩu, đặc biệt mặt xuất khẩu là trong khoảng 2 tuần nay thì hình như là không có đơn hàng xuất khẩu nào sản xuất hết.”


Cũng theo ông Kiệt, trên diện rộng xã hội, đối với những người làm nghề tự do trong vòng một tháng đầu khi xảy ra dịch bệnh vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng hiện tại khi chính phủ ban hành những biện pháp cách ly, những người lao động tự do đều bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội của chính phủ hiện tại có phần chậm trễ.

Bài toán nan giải cho các doanh nghiệp và người lao động

Vì việc dịch bệnh bùng phát lâu dài chưa có tiền lệ, nên ông Kiệt cho biết phần lớn các doanh nghiệp trong ngành da giày, dệt may vẫn còn lúng túng cho việc hỗ trợ cho công nhân của mình. Ông cho biết thêm:

“Trước mắt là doanh nghiệp phải trả tiền mua nguyên liệu trước đây rồi và bây giờ phải trả tiền công trong đó nữa, mà tất cả hàng hóa này đều bị lưu giữ lại. Đã không có doanh thu mà phải tiếp tục chi ra thêm để hỗ trợ cho người lao động trong những tháng tới. Tôi cho rằng đây là một bài toán mà không có một công thức nào để giải quyết chung, mà nó tùy theo mỗi tập thể để người lao động và chủ doanh nghiệp đó đã có mối quan hệ trước đây như thế nào.

Tiếp đến là khả năng tài chính của doanh nghiệp, khả năng chia sẻ của người lao động đối với doanh nghiệp; đây là một bài toán mà lời giải nó rất đa dạng và mỗi doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với nhau để rút kinh nghiệm để làm cho doanh nghiệp mình thôi, chứ hoàn toàn không theo công thức nào hết.”


Theo Luật sư Đặng Hùng Dũng, đối với các doanh nghiệp thuộc về lãnh vực dịch vụ, ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp nặng nề sau khi có biện pháp ban hành cách ly nghiêm ngặt, không có điều luật nào trong bộ luật lao động cho thấy qui định liên quan đến việc những doanh nghiệp này buộc phải sa thả nhân viên mình như thế nào.




Anh Lộc, chủ của một quán ăn tại TP. HCM, cho biết hiện tại phải cho nhân viên của mình nghỉ nhưng do khi hai bên không có hợp đồng lao động và việc chi trả lương dưới dạng tiền mặt, việc những người lao động này được nhận trợ cấp như thế nào cũng là một việc khó:

Công nhân làm việc tại một xưởng may mặc. AFP
“Hiện tại thì anh thấy không có trợ cấp nào liên quan đến những người lao động như vậy, với lại họ cũng không có thông tin để trợ cấp, như nếu đi làm lãnh lương tiền mặt thì làm sao họ biết mà trợ cấp.

Thật sự những người đó là những người cần trợ cấp; ví dụ như anh cùng lắm thì một tháng lỗ vài triệu tiền thuê mặt bằng và kinh phí khác khoảng một chục triệu, nhưng với khả năng thì mình vẫn còn tồn tại để sống được. Những người đó họ làm có bao nhiêu tiền thì họ phải xài hết rồi, thậm chí họ còn nợ nữa.”


Chia sẻ giữa người lao động và doanh nghiệp

Đối với các cơ sở sản xuất trong ngành da giày, dệt may, ông Diệp Thành Kiệt cho rằng đây là thời điểm các doanh nghiệp có thể thấy được mức độ thông cảm và chia sẻ người lao động đối với mình còn tùy thuộc vào cách đối xử của những chủ doanh nghiệp này đối với họ ra sao trong quá khứ. Ông chia sẻ:

“Rõ ràng là nếu những doanh nghiệp nào trong quá khứ đã có mối quan hệ tốt với người lao động và có những ứng xử tốt với người lao động, thì rõ ràng đây là lúc người lao động sẵn sàng chia sẻ lại với doanh nghiệp.”

Cũng theo ông Kiệt, những doanh nghiệp nào trước đây không có sự đối xử tốt với người lao động của mình thì sẽ nhận thấy được rằng đây là lúc mà bản thân doanh nghiệp đó cũng gặp khó khăn bởi vì chia sẻ của người lao động đối với doanh nghiệp cũng sẽ không như kỳ vọng.


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad