Chậm triển khai đóng tiền vi phạm giao thông trực tuyến: vì công nghệ hay vì lợi ích? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Chậm triển khai đóng tiền vi phạm giao thông trực tuyến: vì công nghệ hay vì lợi ích?


Trong cuộc họp về tích hợp một số dịch vụ công của Bộ Công an vào Cổng Dịch vụ công quốc gia được tổ chức sáng ngày 10/1, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu rằng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) chưa chia sẻ thông tin để người dân có thể đóng phạt trực tuyến. Ông Mai Tiến Dũng cho biết ông đã làm việc với Cục CSGT từ tháng 10/2019 về vấn đề này nhưng giờ vẫn chưa có kết quả.

Một trường hợp bị cảnh sát giao thông xử phạt tại Hà Nội. 


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Theo đó, việc nộp phạt vi phạm giao thông nằm trong 3 dịch vụ phải thông qua nền tảng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thanh toán trong quý I/2020.

Theo ông Mai Tiến Dũng, Cục CSGT phải quan tâm đến việc kết nối để chia sẻ dữ liệu với các cơ quan như ngân hàng, kho bạc... để nộp phạt trực tuyến nhưng dường như CSGT không muốn chia sẻ dữ liệu với các cơ quan vừa nêu.

Trước thông tin vừa nêu, ông Vương Ngọc Bắc, Phó trưởng phòng tham mưu Cục CSGT cho biết sự việc bị chậm trễ do phải mất thời gian để đầu tư thiết bị vào sửa đổi phần mềm theo Nghị định 100/2019.

Không có việc gì dễ nhưng với trình độ chuyên môn của các chuyên gia hiện nay thì việc này không đến nỗi quá khó khăn, nếu nói chính xác đây là việc bình thường, có thể làm rất thoải mái.

- TS. Nguyễn Bách Phúc
Hiện tại Cục CSGT đã yêu cầu bắt buộc đầu tháng 3 phải tạo dựng được cơ sở dữ liệu, phối hợp với Tổng công ty truyền thông VNPT đưa các thông tin lên cổng dịch vụ công.

Nhận xét về lý do ông Vương Ngọc Bắc đưa ra, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:

“Việc đầu tư thiết bị và sửa đổi phần mềm thực tế sẽ không mất nhiều thời gian như ông Vương Ngọc Bắc nói. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng không có việc gì dễ nhưng với trình độ chuyên môn của các chuyên gia hiện nay thì việc này không đến nỗi quá khó khăn, nếu nói chính xác đây là việc bình thường, có thể làm rất thoải mái.”

Còn ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV lại có cách nhìn nhận khác:

“Chắc có thủ tục về vấn đề hành chính chứ về mặt công nghệ thì không khó. Thực ra ở đây phải biết cụ thể như thế nào vì nó đòi hỏi chuẩn cảm ứng, có thể nói đưa lên là có ngay. Tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc thực tế họ đang quản lý thế nào, còn vệ mặt công nghệ thì không khó.”

Dưới góc nhìn cá nhân, ông Võ Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận tải ở Sài Gòn cho rằng việc Cục CSGT không muốn chia sẻ dữ liệu là có lý do:

“Tôi là người làm nghề xe nên tôi đi thực tế ngoài đường tôi thấy rất nhiều tỉnh thành tôi đã đi, đã đến và dọc đường gặp rất nhiều cảnh sát giao thông, tiêu cực đối với người vi phạm giao thông là rất nhiều: nhũng nhiễu, làm tiền, lợi dụng việc họ sai, phạm luật rồi có tiêu cực trong đó. Vậy nên theo cảm nhận cá nhân của tôi họ không mặn mà trong việc nộp phạt online, đăng ký xe.”

Tổ chức Hướng tới Minh bạch vào ngày 7/1 vừa qua đã công bố khảo sát nhận thức về tham nhũng ở Việt Nam cho thấy người dân đánh giá có 5 nhóm đối tượng tham nhũng nhất ở Việt Nam, bao gồm: cảnh sát giao thông, công an, cán bộ thuế, lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước. Trong đó CSGT dẫn đầu danh sách tham nhũng với 30% tổng lượt bình chọn.

Thông tư số 89/2007/TT-BTC do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2007 có quy định trích 70% tiền thu phạt vi phạm hành chính cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tức cảnh sát giao thông.

Thống kê từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết trong năm 2018, CSGT Việt Nam đã giữ lại hơn 1.800 tỷ đồng tiền xử lý vi phạm giao thông. Điều này bị người dân lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều người dân cho rằng Nhà nước chỉ muốn lấy tiền của dân bất chấp những bất hợp lý đang diễn ra.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm có lên tiếng giải trình cho biết số tiền giữ lại được sử dụng vào việc mua sắm thiết bị theo danh mục của Bộ Công an.

Bây giờ có công nghệ số tất cả mọi việc, kể cả nộp tiền phạt thì dễ thực hiện, mà cũng không cần giữ giấy tờ, phương tiện của họ làm gì vì thiếu gì cách chế tài khi anh nắm được địa chỉ, con người ở đâu, thế nào. Nên cần tạo điều kiện cho người dân nếu họ vi phạm.

- Võ Minh Đức
uy nhiên, Bộ Tài chính vào ngày 7/1 được truyền thông trong nước dẫn tin cho biết Thông tư 89/2007/TT-BTC đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính. Thông tư 153 quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 153 của Bộ Tài chính cũng nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước...”.

Vẫn trong cuộc họp diễn ra ngày 10/1, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã đề nghị Cục CSGT sớm sửa đổi thông tư 15 xong trước ngày 15/2, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dịch vụ đóng phạt trực tuyến, đồng thời rà soát lại tất cả các phần mềm ứng dụng, nếu ETC không làm được thì phải bàn giao lại cho đơn vị khác thực hiện.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết nếu dịch vụ đóng phạt trực tuyến được thực thi, người bị xử phạt sẽ tiết kiệm được ít nhất 1,5 ngày làm việc để thực hiện các công đoạn từ nhận quyết định xử phạt, đi nộp phạt đến nhận giấy tờ, phương tiện. Vẫn theo ông, với khoảng 4 triệu trường hợp vi phạm lập biên bản lĩnh vực đường bộ trong 1 năm, xã hội sẽ tiết kiệm được khoảng 6 triệu ngày công và hơn 1.300 tỷ đồng mỗi năm.

Đồng tình với những lợi ích nhất định cho người dân mà việc đóng tiền phạt trực tuyến nếu được thực hiện sẽ đem lại, ông Võ Minh Đức bày tỏ:

“Như tôi làm nghề vận tải, giả sử tôi đi tỉnh xa nếu tôi có vi phạm thì nộp phạt ở địa phương tôi hoặc nộp phạt online bằng công nghệ điện tử hiện nay thì rõ ràng có lợi hơn. Bây giờ có công nghệ số tất cả mọi việc, kể cả nộp tiền phạt thì dễ thực hiện, mà cũng không cần giữ giấy tờ, phương tiện của họ làm gì vì thiếu gì cách chế tài khi anh nắm được địa chỉ, con người ở đâu, thế nào. Nên cần tạo điều kiện cho người dân nếu họ vi phạm.”

Theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, việc CSGT đăng tải thông tin trên các cổng thông tin còn đem tới những lợi ích khác cho xã hội:

“Trong một xã hội để tôn trọng, thượng tôn pháp luật thì có 2 phía: từ phía người làm luật và tuân luật. Việc chia sẻ minh bạch là để giữ gìn cho tinh thần thượng tôn pháp luật.”


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad