Vai trò của Trung Quốc trong Hiệp định Geneva - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Vai trò của Trung Quốc trong Hiệp định Geneva



Năm nay, tàu TQ kéo vào biển Đông quấy rối trong 1 hoàn cảnh rất éo le cho VN. Hoàn cảnh hiện tại là khi bà Ngân đang ở TQ, điều này thì ai cũng biết. Nhưng còn 1 hoàn cảnh lịch sử khác, mà có lẽ ít người để ý.


Ngày 11 đến ngày 21 tháng 7 năm 1954 chính là vòng đàm phán cuối cùng của hội nghị Geneva, bàn về việc đình chiến ở Đông Dương. Ngày 12/7, 65 năm sau, dân VN bắt đầu nhận được tin tàu TQ thăm dò ở vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Tại cuộc họp báo vào chiều ngày 19 tháng 7, bà Lê Thị Thu Hằng nói rõ trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại khu vực phía nam Biển Đông. Ngày 20/7 chính là ngày ký HĐ Geneva. Một sự trùng hợp có lẽ không ngẫu nhiên, có lẽ TQ muốn nhắc nhở VN về ngày trọng đại này?

Có 1 sự lạ thường là năm nay kỷ niệm năm chẵn (65 năm) ngày ký HĐ Geneva, nhưng báo chí CM gần như im hơi lặng tiếng, không thấy rầm rộ lên tiếng ca ngợi “thắng lợi ngoại giao” như mọi khi nữa. Chỉ có 1 info graphic về sự kiện này, 1 cách ngắn gọn chưa từng thấy mà các báo lớn đều không đăng.

Phải chăng có sự liên hệ đến sự kiện biển Đông vừa rồi? Mình cho là có và TQ đã khơi dậy 1 vết thương lớn của VN mà họ là 1 tác nhân gây ra. Chính vì vậy, Ban Tuyên giáo cũng cố tình không muốn nhắc đến nữa.

Mình viết stt này cũng đúng vào thời điểm gay cấn nhất của hội nghị Geneva. Ít ai biết rằng ngày cuối cùng của hội nghị này các đại biểu đã phải họp thâu đêm và chính vào thời điểm này chiếc đồng hồ THỤY SỸ tại nơi hội nghị diễn ra, Palais des Nations, đã bị ngừng chạy, trước 12h đêm, trong khi hội nghị vẫn đang diễn ra.

Thực tế, thời điểm ký HĐ Geneva là vào rạng sáng ngày 21/7, nhưng vì thủ tướng Pháp Mendes France đã hứa với quốc hội Pháp là sẽ từ chức nếu hết ngày 20/7 mà không ký được HĐ. Đó là lý do khiến chiếc đồng hồ bị chết! Sau khi ký HĐ, TTg Pháp còn hỏi đùa TTg TQ Chu Ân Lai là: “Tôi có nên từ chức hay không?” Lý do khiến hội nghị bị lụt tiến độ là do vào phút cuối, đại diện hoàng gia Campuchia đã đưa ra quan điểm trái chiều và đe dọa sẽ không ký HĐ. Các bên phải cố gắng thuyết phục ông Tep Phan đến 2h sáng để đi đến đồng thuận.

Quan điểm của hoàng gia Campuchia chủ yếu liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ với VN, về thời gian quân VN rút khỏi Campuchia. Họ lo ngại HĐ cấm Campuchia có liên minh quân sự trong khi lại sợ VN sẽ thôn tính họ trong tương lai.

Quay lại HĐ Geneva, thực tế đây là không hề là thắng lợi ngoại giao của VN như sách GK lịch sử vẫn tuyên truyền, mà ngược lại, nó cho thấy 2 chính quyền VN khi đó chỉ là quân cờ trên bàn cờ Đông Dương. Quốc gia VN thì dễ thấy là bị phụ thuộc vào Pháp. Nhưng VNDCCH, bên đổ máu nhiều nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cũng chả có vai trò gì trong việc đàm phán HĐ. Chính Chu Ân Lai mới là KTS cho hiệp định, ông ta là người hoạch định và quyết định gần như mọi nội dung, trong đó có vấn đề giới tuyến. Và kẻ hưởng lợi lớn nhất khi có HĐ Geneva lại chính là TQ. 2 nước có vai trò chính tại hội nghị này là Pháp và TQ.

Đó chính là mối liên hệ lịch sử giữa thời điểm hội nghị Geneva diễn ra 65 năm trước và ngày nay, khi tàu TQ ngang nhiên xâm phạm chủ quyền VN.

Các tài liệu được công bố công khai, phổ biến ở VN thường lờ đi vai trò của TQ trong việc ký HĐ Geneva. TQ trực tiếp chỉ đạo VN qua hội nghị tổ chức ở Liễu Châu, TQ. Hội nghị này diễn ra sau giai đoạn 2 của hội nghị Geneva, khi các đoàn về nước đàm phán riêng với các đồng minh của mình. Phó TTg Phạm Văn Đồng không về mà ở lại chờ kết quả cuộc họp Liễu Châu.

Phiên họp thứ nhất của hội nghị bắt đầu lúc 9 giờ sáng ngày 3-7-1954, phía Trung Quốc tham dự có Chu Ân Lai, Vi Quốc Thanh, La Quý Ba (2 người là cố vấn chính góp phần giành chiến thắng của VN ở chiến dịch Biên Giới và Điện Biên Phủ), Giải Phương (tổng tham mưu trưởng cho Bành Đức Hoài tại chiến tranh Triều Tiên được HCM trực tiếp mời làm cố vấn ngoại giao), Trần Mạn Viễn, Kiều Quán Hoa, phía Việt Nam là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Hoan.

Tại hội nghị này, Võ Nguyên Giáp trình bày về cục diện chiến trường ở VN. Ông phân tích tiềm lực quân sự mỗi bên và đi đến kết luận là nếu đánh tiếp thì phải cần ít nhất 3 năm nữa, với điều kiện là Mỹ không can thiệp quân sự. Vi Quốc Thanh và La Quý Ba cũng đồng quan điểm. Điều đó cho thấy việc phải ký HĐ Geneva là tất yếu.

Chu Ân Lai thuyết phục phía VN là không nên gây sức ép để Mỹ can thiệp quân sự và đề xuất việc chia giới tuyến quân sự ở vĩ tuyến 16 (chính là giới tuyến giải giáp quân Nhật năm 45) rồi khuyên VN nên cạnh tranh hòa bình để giành thắng lợi trong tổng tuyển cử. Điều này cho thấy chính Chu Ân Lai là tác giả của việc chia cắt VN và HĐ Geneva. Đoàn VN đồng ý với ý kiến của Chu sau đó ra 1 chỉ thị gọi là chỉ thị 5/7 (ngày kết thúc hội nghị Liễu Châu).

Cũng chính tại hội nghị này, TQ cũng đã bàn với VN về việc “phá hiệp định” sau này.

Chu Ân Lai chỉ ra:

– Về vấn đề Đảng Lao động Việt Nam bỏ một số căn cứ địa tại miền Nam, rút quân đội đi không phải là sẽ nộp vũ khí quân không chính qui. Chúng ta có thể giải thích, phàm là đơn vị quân đội đều rút đi, nhưng không rút đi tất cả vũ khí, Vũ khí, thứ nào cất giấu đươc thì cất giấu, cán bộ quân đội ai lưu lại được thì lưu. Cất giấu vũ khí phải phân tán, không được tập trung nhằm tránh rơi vào tay quân địch.

Võ Nguyên Giáp nói:

– Bước đầu chúng tôi dự tính rút khỏi miền Nam khoảng 60.000 người, trong đó 50.000 bộ đội, 10.000 là những người làm công tác chính trị, những người “đỏ” quá phải rút đi. Cũng có tính toán, lưu lại một ít trong số 60.000 người. Ví dụ từ 5.000 đến 10.000 người ở lại miền Nam, chờ thời cơ.

Cũng tại hội nghị này, 2 bên bàn bạc về cách thức tuyên truyền hậu hiệp định, đặc biệt là thuyết phục người dân và cán bộ chiến sỹ miền Nam bị mất chính quyền…Có thể nói, hội nghị Liễu Châu chính là hội nghị trù bị cho hội nghị Geneva. Mọi nội dung chính của HĐ Geneva được thỏa thuận tại đây và do Chu Ân Lai quyết định.

Quay lại hội nghị Geneva, trưởng đoàn Phạm Văn Đồng ban đầu lại có thái độ cứng rắn với Pháp. Ông muốn chia giới tuyến ở vĩ tuyến 13, rồi 14, không tuân thủ chỉ thị 5/7. Đích thân Chu Ân Lai (trưởng đoàn TQ) phải thuyết phục ông Đồng phải tuân theo chỉ thị của TƯ. Lúc đó ông Đồng mới đồng ý.

Quan điểm của Pháp là chia ở vĩ tuyến 18, hình như lấy sông Gianh làm giới tuyến. Phía VN, khi đó đã tuân theo TQ, thì đòi vĩ tuyến 16. Phía Pháp lấy lý do là họ bị mất Đà Nẵng và Huế (hoàng tộc không còn mộ tổ tiên), mất cả đường 9 (là đường mà Lào ra biển) sẽ biến hoàng gia Lào thành lệ thuộc VNDCCH. Giằng co ở đây khá gay gắt và cuối cùng, lại vẫn là Chu Ân Lai quyết định chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.

Quan điểm của Quốc gia VN trùng khớp với Mỹ, là phản đối việc chia cắt VN và không ký HĐ. Phía Mỹ kiên quyết phản đối nhưng không chống lại việc các bên ký HĐ.

Trần Văn Đỗ đại biểu chính phủ Bảo Đại Việt Nam phát biểu trong phiên họp cuối cùng, nói đại biểu nước Việt Nam từng đề xuất một kiến nghị, yêu cầu quân đội giao chiến hai bên lui về vùng tập kết nhỏ nhất, giải trừ vũ trang, do LHQ thực thi khống chế tạm thời đối với cả nước Việt Nam, thông qua tuyển cử khiến nhân dân Việt Nam tự do lựa chọn tương lai của mình.

Tiếp đó Trần Văn Đỗ tuyên bố mấy kiến nghị: Trước tiên là kháng nghị đề án trước chưa được thẩm tra đã bị hội nghị từ chối. Thứ hai, kháng nghị, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp và Tổng tư lệnh bộ đội Việt Minh vội vàng ký hiệp nghị đình chiến, coi thường lợi ích của nước Việt Nam.

Mặc dù Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp được uỷ quyền chỉ huy quân đội nước Việt Nam, thế nhưng nước Pháp không thể đem lợi ích của nước Việt Nam ra giao dịch. Một số đất đai quân Pháp nhường cho Việt Minh trên thực tế là dưới sự khống chế của quân đội nước Việt Nam. Cuối cùng, ông ta kháng nghị Pháp đã làm quá chức trách, phận sự, chưa được sự đồng ý của nước Việt Nam đã xác định ngày tháng tổng tuyển cử của Việt Nam trong tương lai.

Phát biểu của Trần Văn Đỗ lại làm cho không khí hội nghị căng thẳng lên.

Mendès-France lập tức phát biểu bào chữa nói:

– Đoàn đại biểu Pháp tin chắc lúc phía Pháp làm như vậy đã suy nghĩ đầy đủ tới lợi ích của nhân dân Việt Nam. Chính phủ Pháp luôn luôn quan tâm chú ý tới an ninh của vùng giáo dân Thiên chúa tập trung tại miền Bắc Việt Nam, tán thành bọn họ tự do biểu đạt ý chí. Phía Pháp hy vọng lời hứa của ngài Hồ Chí Minh là có hiệu lực.

HĐ được ký bởi tất cả các nước dự hội nghị, trừ QGVN và Mỹ. Tuyên bố cuối cùng được tách riêng, không có nước nào ký, chỉ biết quyết mồm, trừ QGVN và Mỹ.

Sau khi hội nghị kết thúc vào ngày 21/7, thứ trưởng Bộ QP Tạ Quang Bửu, đại diện ủy quyền của quân đội VNDCCH ký HĐ cùng tướng Delteil, đại diện tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, đã mời Delteil ly sâm panh, nhưng không được ông kia đồng ý.

Chu Ân Lai cũng tổ chức tiệc sau hội nghị, nhưng trưởng đoàn QGVN là Trần Văn Đỗ (anh ông Trần Văn Chương là bố bà Lệ Xuân) từ chối. Người đi dự tiệc thay là Ngô Đình Luyện, em út TTg Ngô Đình Diệm. Ông Luyện lại là bạn học của ông Tạ Quang Bửu ở bên Pháp! Tại bữa tiệc, ông Chu có gợi ý với ông Luyện là QGVN sau này nên thiết lập sứ quán tại Bắc Kinh.


Dương Quốc Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad