Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chờ đến bao giờ được vận hành? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chờ đến bao giờ được vận hành?


Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, do nhà thầu Trung Quốc thực hiện bị chậm tiến độ ít nhất đã 10 lần.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT), vào ngày 5 tháng 6, nói trước Quốc hội rằng dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông có khả năng sẽ tiếp tục chậm trễ dù đã hoàn thành đến 99%.

Dư luận phản ứng ra sao trước tuyên bố vừa nêu của ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể?

Tiếp tục chậm trễ

Tại phiên chất vấn trước Quốc hội vào ngày 5/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể lý giải nguyên nhân dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông có khả năng lại tiếp tục chậm trễ là do 1%, gồm các hạng mục nhỏ chưa hoàn thành và do nhà thầu Trung Quốc thiếu kinh nghiệm. Ông Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể được báo giới, trong cùng ngày, trích lời cho biết Bộ GTVN đã thuê một số tư vấn nước ngoài, trong đó tư vấn Pháp đứng đầu để đánh giá an toàn hệ thống. Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh rằng nếu tổng thầu cung cấp thông tin không chuẩn thì tư vấn sẽ không thông qua phương án an toàn hệ thống.

Ông Bộ trưởng Bộ GTVT còn cho biết thêm dự án chỉ có thể đi vào hoạt động khi nào toàn bộ hệ thống được đánh giá an toàn; đồng thời Ủy ban Nhân dân Hà Nội phải cho tiến hành đào tạo 800 người vận hành, đảm bảo thuần thục thì mới vận hành thương mại.

Dự án tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông có chiều dài 13,1 km, với mức vốn đầu tư là 8.770 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 6/2014, chạy thử từ tháng 10-2014 đến tháng 6-2015 và sẽ chính thức khai thác thương mại từ ngày 30-6-2015.

Vấn đề 1% hay nhiều phần trăm thì trong lĩnh vực kỹ thuật phải có sự định lượng chứ không thể định tính. Mình không thể nói đúng hay không đúng. Thế nhưng khi muốn làm là được và ngược lại. Chỉ thế thôi. Anh có bản lĩnh để làm hay anh bị người ta giật dây và anh không quyết được? Bởi vì dự án đó được dự tính kéo dài có 5 năm thôi, đồng nghĩa với 1 năm thì hoàn thành 20%. Thế thì tại sao còn có 1% mà kéo dài suốt từ năm qua tới nay vẫn chưa xong? Có phải đây là 1% phong bì chứ không phải 1% công việc? Có thể đã lỡ nhận phong bì của chủ đầu tư rồi nên cứ câu giờ, không có các biện pháp mạnh. Nếu như không có tham nhũng, không dính dáng vào vấn đề phong bì, phong bao thì cho dù 1%, 10% hay 20% có thể làm xong trong 1 năm

-Kỹ sư Trần Bang
Tuy nhiên, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, một dự án gặp phải sự phản đối của người dân và giới chuyên gia, đến giờ vẫn chưa thể đưa vào hoạt động với ít nhất 10 lần chậm tiến độ. Không những thế dự án còn bị đội vốn lên xấp xỉ 9.232 tỷ đồng, tương đương gần 205,27%.

Blogger Nguyễn Tường Thụy, một cư dân ở Hà Nội, vào tối ngày 5 tháng 6 lên tiếng với RFA liên quan giải trình của Bộ trưởng Bộ GTVT về dự án này trước Quốc hội:

“Chúng tôi cũng không muốn bới móc ra chuyện dự án bị chậm tiến độ, đội vốn, tai nạn lao động như thế nào nữa…Nhưng người ta chỉ nhìn vào đường sắt Cát Linh-Hà Đông thì sẽ biết năng lực của Trung Quốc ra sao. Đấy là trực tiếp và xa hơn nữa là Formosa, Bauxite Tây nguyên và nhiều công trình khác. Cho nên các ông có giải thích thế nào nữa thì lòng dân không thuận. Thứ hai là tôi băn khoăn ở chỗ này, Quốc hội Việt Nam phản đối đường sắt cao tốc. Rõ ràng là Quốc hội chưa phê chuẩn và đã bị bác bỏ một lần rồi. Thế thì tại sao lần này lại đưa ra bàn luận mà Quốc hội chưa thông qua, cứ như là đã phê chuẩn rồi? Không hiểu tại sao như vậy?”

Vào cuối tháng 5 vừa qua, truyền thông trong nước dẫn nguồn từ báo cáo kết quả kiểm toán năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội với kết luận là Bộ GTVT đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc hội.

Một kỹ sư xây dựng ở Hà Nội chia sẻ với RFA rằng lời giải thích của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về dự án còn có 1% chưa hoàn thành thì chỉ những người trực tiếp quản lý dự án đó mới có thể kiểm định mức độ chính xác bao nhiêu. Vị kỹ sư không muốn nêu tên cho biết người dân địa phương rất bức xúc đối với dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông:

“Kể cả anh em, bạn bè của tôi làm trong ngành xây dựng đều không thích thú gì mấy đối với dự án này, về thẩm mỹ cũng xấu và về tâm lý thì người Hà Nội bây giờ ức chế về cách thức làm ăn của Trung Quốc là cứ lỡ hẹn và nâng vốn, đội vốn.”

Hậu quả của sự đình trệ

Một đoạn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang thi công dang dở. Courtesy: Ảnh chụp màn hình vietnamnet.vn
Trả lời câu hỏi của RFA liên quan lĩnh vực chuyên môn về 1% chưa hoàn thành của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Kỹ sư xây dựng Trần Bang khẳng định nếu có sự quyết tâm và minh bạch thì thời hạn hoàn thành sẽ được dự trù chính xác. Ông Trần Bang phân tích:

“Vấn đề 1% hay nhiều phần trăm thì trong lĩnh vực kỹ thuật phải có sự định lượng chứ không thể định tính. Mình không thể nói đúng hay không đúng. Thế nhưng khi muốn làm là được và ngược lại. Chỉ thế thôi. Anh có bản lĩnh để làm hay anh bị người ta giật dây và anh không quyết được? Bởi vì dự án đó được dự tính kéo dài có 5 năm thôi, đồng nghĩa với 1 năm thì hoàn thành 20%. Thế thì tại sao còn có 1% mà kéo dài suốt từ năm qua tới nay vẫn chưa xong? Có phải đây là 1% phong bì chứ không phải 1% công việc? Có thể đã lỡ nhận phong bì của chủ đầu tư rồi nên cứ câu giờ, không có các biện pháp mạnh. Nếu như không có tham nhũng, không dính dáng vào vấn đề phong bì, phong bao thì cho dù 1%, 10% hay 20% có thể làm xong trong 1 năm.”

Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long từng nhận định về hậu quả của dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông khi bị chậm tiến độ:

Họ tính là mỗi ngày thu được 100 triệu. 100 triệu mà với cái giá cả mà mình mua của Trung Quốc và lãi suất hàng năm như vậy thì phải hơn 10 nghìn năm mình mới thu hồi được vốn. Tôi đã đọc một bài báo trên tờ báo viết của Đài truyền hình NHK của Nhật Bản thì họ viết rằng đây là một tuyến đường tai tiếng nhất thế giới, vừa chậm, vừa xấu và sợ còn không đảm bảo an toàn. Đây là dự án mà ‘ném lao thì phải theo lao’ mà thôi

-Nhà báo Đào Mạnh Hùng
“Nó chậm thì nó làm cho tiền tăng lên, tiền thì thiệt hại rồi mà còn làm cả ùn tắc thêm giao thông. Về tiền thì người ta tính toán ngoài viêc đội vốn lên thì mỗi ngày phải trả lãi suất là 1,2 tỷ, còn về ùn tắc giao thông thì nó gây thiệt hại lớn không những về mặt xã hội mà còn về mặt kinh tế. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu ùn tắc thì mỗi ngày Hà Nội mất chi phí khoảng 4 tỷ đồng Việt Nam, vậy một năm không biết là bao nhiêu? Phải nói thẳng ra là những dự án mà nhà thầu Trung Quốc thi công triển khai thì đều kém hiệu quả và gây lãng phí thất thoát.”

Trong khi đó, theo ghi nhận của Nhà báo Đào Mạnh Hùng, một phóng viên kinh tế kỳ cựu trong nước thì cho dù dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông hoàn thành và đi vào hoạt động với dự tính thu về 100 triệu đồng/ngày vẫn khó đạt hiệu quả kinh tế. Nhà báo Đào Mạnh Hùng nhấn mạnh:

“Họ tính là mỗi ngày thu được 100 triệu. 100 triệu mà với cái giá cả mà mình mua của Trung Quốc và lãi suất hàng năm như vậy thì phải hơn 10 nghìn năm mình mới thu hồi được vốn. Tôi đã đọc một bài báo trên tờ báo viết của Đài truyền hình NHK của Nhật Bản thì họ viết rằng đây là một tuyến đường tai tiếng nhất thế giới, vừa chậm, vừa xấu và sợ còn không đảm bảo an toàn. Đây là dự án mà ‘ném lao thì phải theo lao’ mà thôi.”

Đài RFA cũng nhận được rất nhiều chia sẻ của cư dân ở Hà Nội cho biết một khi dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông hoàn thành thì có lẽ họ chẳng những không sử dụng phương tiện giao thông này mà thậm chí sẽ tránh không đi vào những con đường nằm phía dưới đường ray xe lửa trên không vì lo ngại chất lượng của công trình do Trung Quốc xây dựng.


Hòa Ái
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad