Báo chí cách mạng khác báo chí - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Báo chí cách mạng khác báo chí


Báo chí cách mạng khác báo chí. Hình minh họa.

Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019). Đó cũng là lý do nhiều người sử dụng mạng xã hội, trong đó có không ít cựu nhà báo bàn về báo chí cách mạng, tâm sự .

Giang HuyGiang viết trên facebook rằng, trụ sở của các cơ quan truyền thông chính thức lại tưng bừng cờ, hoa, những lời chúc tụng. Sở dĩ 21 tháng 6 được chọn làm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam vì cách nay 94 năm, tờ “Thanh Niên” do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên. Đảng chọn ngày này vì muốn báo chí phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong số những lý do được chọn để ấn định Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam không thấy có bảo vệ tự do ngôn luận, bảo vệ những giá trị liên quan đến đạo đức và nhân văn của nghề làm báo (1).

Cũng theo hướng đó, Bao Trung Nguyen nhắc lại: Tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ra đời từ 15 tháng 4 năm 1865. Lúc ấy, Gia Định Báo phát hành theo dạng bán nguyệt san, mỗi tháng hai kỳ. Sau đó, nhà báo Trương Vĩnh Ký tổ chức thực hiện thêm một số chuyên mục mới nhằm truyền bá chữ quốc ngữ, cổ động tân học, khuyến học trong dân chúng. Từ đó, báo chí không đơn thuần là công báo nữa. Cũng vì vậy, theo Bao Trung Nguyen, ngày khai sinh báo chí Việt ngữ phải là ngày 15 tháng 4. Còn ngày 21 tháng 6 là ngày ra đời của một thể loại báo chí rất lạ với loài người: “Báo chí cách mạng” (2).

Báo chí cách mạng khác với báo chí thế nào?

Nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Mai Quốc Ấn – một nhà báo than buồn. Buồn vì Bác sĩ Hoàng Công Lương sau một thời gian dài tranh đấu để tự bảo vệ mình, nay từ chối luật sư, nhận tội cho… xong. Buồn vì gia đình đứa trẻ là nạn nhân ấu dâm của Nguyễn Hữu Linh – Viện phó Viện Kiểm sát Đà Nẵng, biện bạch cho ông Linh rằng, vì thương nên mới… nựng đứa trẻ. Ấn tâm sự, tuy làm báo nhưng chưa bao giờ dám nhắc tới hai từ “cách mạng” vì tự thấy bất xứng với những vần thơ như : “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”.

Ấn cũng nhắc đến sự ra đời của Gia Định Báo, khai mở dòng báo chí Việt Nam. Khi ấy, không ai nói đến tiên phong và cách mạng cả. Báo chí cách mạng và sự tiên phong hay cách mạng không bao giờ nằm ở những lời chúc tụng lẫn nhau mà ở chuyện có đến với dân hay không. Với Ấn, tiên phong hay cách mạng rất đơn giản, đó là đưa sự thật sớm nhất, chính xác nhất và tạo ra những thay đổi theo hướng tốt hơn mà chỉ có ghi nhận, đánh giá của nhân dân mới chính xác! Nguồn tin lớn nhất của nhà báo luôn từ dân.Cũng vì vậy, làm báo, sợ nhất là bị nhân dân bỏ rơi (3)!

Bàn về nghề báo, Chánh Tâm, cựu Tổng Biên tập Sài Gòn Tiếp Thị đề cập đến Hoàng Chi Phong – một nhân vật thời sự. Theo Chanh, lẽ ra Hoàng Chi Phong nên xuất hiện ở trang bìa của báo chí cách mạng. Hoàng Chi Phong là một tấm gương của thanh niên, rộng hơn là của các xã hội châu Á. Ít nhất đó cũng là một biểu tượng trí thức giúp cuộc sống chỉ xem làm giàu là lý tưởng trở nên cân đối. Từ chối một hiện thực, đích thực là triệt bỏ giấc mơ về một nhân cách xã hội mà chúng ta nỗ lực để tuổi trẻ hướng tới.

Chánh Tâm đặt vấn đề: Liệu những kẻ theo nghiệp viết lách có tiếp cận với tội ác khi một nhân cách xã hội kiểu Hoàng Chi Phong bị bóp chết từ trứng nước? Chánh Tâm dẫn những giấc mơ của Che Guevara từng vực dậy chất trẻ trong một thế giới trở nên ích kỉ sau Thế chiến thứ hai để lưu ý, một khi báo chí thiếu trung thực, không chỉ với những dữ liệu khách quan mà cả với hệ thống giá trị chung của loài người, báo chí chỉ là công cụ của kẻ cầm quyền. Đừng để câu thơ của Nguyễn Du: Một ngày lạ thói sai nha… trở thành ứng nghiệm với nhà báo (5).

Báo chí cách mạng rõ ràng rất khác với báo chí.

Phạm Hải bình phẩm về Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một kiểu “dài dòng văn tự”, y hệt quốc hiệu, cũng lê thê vì bê cho đủ cụm từ phế thải “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa” mà thiên hạ đã vứt vào sọt rác cách nay ba thập niên. Hải nhấn mạnh, yếu tố mấu chốt, có tính sống còn với báo chí là tính thời sự, là uy tín, là niềm tin. Đưa tin giả chỉ lừa được khán giả, độc giả một lần. Tin không nóng, sự kiện dù tốt hay xấu, không được phản ánh tức thời không thể xem là thời sự.

Do bị gắn đuôi chồn “cách mạng”, báo chí Việt Nam chỉ lèo lái thông tin. Cũng vì vậy, tin tức có hơi hướng “nhạy cảm” là phải chờ định hướng, chờ chỉ đạo mới đồng loạt rập khuôn, trăm tờ như một, đọc… mắc ói. Chưa kể còn ngụy tạo để lừa mị, chẳng hạn, bắt cóc rành rành mà vẫn leo lẻo là đối tượng tự tìm về đầu thú. Cuộc biểu tình hai triệu người ở Hồng Kông nhằm gây sức ép, đòi hủy bỏ luật dẫn độ sang Trung Quốc thì tuyên truyền là dân Hồng Kông phản đối Mỹ. Hải không dẫn chứng thêm về báo chí cách mạng vì “kể cho hết các kiểu ngụy tạo tin tức của chúng thì sập mẹ nó server dữ liệu”!


Thiên Hạ Luận
Blog VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad