Sự ngang ngược của Formosa đã đến đỉnh điểm - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Sự ngang ngược của Formosa đã đến đỉnh điểm


NGÔNG CUỒNG

Sự ngang ngược của Formosa đã đến đỉnh điểm. Ngay khi xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tình miền Trung, giám đốc đối ngoại của Formosa, Chu Xuân Phàm đã khẳng định: giữa cá tôm và nhà máy thép không thể chọn cả hai.


Đến nay, khi tìm ra thủ phạm chính thức là do chất xả thải của Formosa với chất kịch địch phenol và xyanua gây ra thảm hoạ biển chết, chúng lại tiếp tục “đổ thừa” do mất điện trong vài ngày đầu tháng 4.2016 nên gây ra sự cố.

Trong khi đó, một mặt chính Chủ tịch HĐQT của Formosa lại gửi thư cho các nhân viên với lời tuyên bố “sẽ giữ lại nhà máy hoạt động bằng bất kỳ giá nào và đặt quyền lợi của cán bộ, nhân viên của mình lên hàng đầu (không phải luật pháp, người dân và môi trường của nước ta). Và trong thư này bọn họ lại đưa ra một chủ thể khác mang tên “nhà thầu phụ” là thủ phạm gây ra thảm hoạ chứ không phải Formosa.

Đến nước này, số tiền 500 triệu đô la bồi thường, chưa tính đến khắc phục hậu quả, nhưng do thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, gây cá chết hàng loạt, người (thợ lặn) đã chết và một số phải điều trị bệnh, nhiều người dân khác ngộ độc do ăn hải sản trong thời gian thảm hoạ, biển bị đầu độc về lâu dài,…thì hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự và truy tố những kẻ trực tiếp và cả gián tiếp gây ra thảm hoạ kinh hoàng chưa từng có tiền lệ này đối với nền kinh tế, an ninh quốc gia ra trước vành móng ngựa để xét xử nghiêm minh.

Sự ngông cuồng được dung dưỡng là bởi sự vô pháp, coi thường luật lý và chính quyền sở tại mà ra. Và chính Formosa đã không còn coi dân chúng cũng như Việt Nam ra gì ngay trên chính mảnh đất này.

Tuy họ cúi đầu nhưng tâm họ không cúi.

SỰ THẬT

Sự thật đã từng không phải như vậy – như nguyên nhân hôm nay đã công bố.

Thật dã man, tàn ác và nhẫn tâm với những lời khẳng định bất chấp sự thật, bất chấp hiểm nguy để khuyên nhủ người dân vào chỗ rủi ro, ngay cả sinh mệnh của mình.

Và với 500 triệu USD thì người dân sẽ làm gì trong vòng 70 năm nữa khi biển còn đầy chất độc đang ẩn chứa trong từng hạt muối, từng giọt nước mặn và từng sinh vật ngoài khơi kia?

Ngư dân cần một con số lớn hơn rất rất nhiều số tiền ít ỏi này so với thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng mà nó đã gây ra. Như một quán KFC đã phải bồi thường cho chỉ duy nhất một nạn nhân sau khi ăn gà của hãng này khiến cô bé phải ngồi xe lăn một số tiền lên tới gần 10 triệu đô.

Nay hàng trăm nghìn, hàng triệu tấn cá, tôm, hàu, ngao, nghêu đã bị tiêu diệt hoàn toàn, hơn 400ha san hô bị phá huỷ, thợ lặn chết, ngư dân không thể khai thác cá trong vòng nhiều năm tới vì phải làm sạch lại biển, ngành hải sản nước nhà sẽ bị vào danh sách đen không thể xuất khẩu được.

Vậy thì, con số đó không phải là 500 triệu đô, mà phải là 50 tỷ đô mới thoả đáng cho những thiệt hại vô cùng lớn mà nó đã và đang gây ra cho đất nước này.

FB Luân Lê

***

Đấy không phải là đền bù mà là một sự xoa xuýt an ủi kẻ thấp cổ bé họng. Chưa nói tới tổn hại lâu dài về môi trường, chưa nói tới tổn hại kinh tế vẫn tiếp tục với ngư dân, chưa nói tới tổn hại về sức khoẻ, bệnh tật khi cá nhiễm độc vẫn được mang đi tiêu thụ thì một người ngư dân trong thời gian vừa qua giảm thu nhập đi mấy chục triệu nhưng nếu số tiền 500 triệu đô la được chia đủ, không thất thoát thì mỗi người nhận về sẽ chỉ là mấy triệu.

Các bạn nhìn rõ vấn đề ở đây chưa. Số tiền này quá rẻ mạt cho một thảm hoạ với tác hại quá lớn và lâu dài.

Ấy vậy mà chính phủ vội vàng chấp nhận số tiền bèo bọt ấy. Số tiền này cũng giống như một kẻ đi xe ô tô ẩu, đâm chết người nhưng chỉ đưa tiền hỗ trợ gia đình nạn nhân mua chiếc áo quan sau khi được chính quyền đứng ra dàn xếp giữa hai bên.

Tôi nghĩ rằng đây là thoả thuận của riêng chính phủ. Khi chính phủ không bảo vệ được quyền lợi của người dân thì người dân cần nộp đơn khởi kiện tập thể. Nếu cho qua việc này dễ dàng thì người dân không khác nào những con cừu hiền lành ngốc nghếch tới đáng thương.

Tiếc thay không chỉ người dân mà chính phóng viên, những người đáng nhẽ cần nghiên cứu trước vấn đề một cách kĩ lưỡng thì cũng là những con cừu, ở đây là những con cừu sáng sủa hơn một chút là có đeo kính. Họ không biết hỏi những câu hỏi đi vào trọng tâm mà chỉ hời hợt bề ngoài, đòn mà hời hợt thì kẻ đỡ cũng chỉ cười nhạt mà phẩy tay gạt đòn.

Một dân tộc mà cả người dân và những người được gọi là có học đều là cừu thì sẽ bị chăn dắt đến đâu. Có một điều tôi băn khoăn ở đây là chính quyền thực sự không nhìn thấy là số tiền ấy quá ít hay không. Nếu họ nhìn thấy số tiền ấy quá it mà vẫn thoả hiệp thì chứng tỏ về mặt pháp lý họ đã yếu thế, chính bản thân họ đã có những thoả thuận bất hợp lý từ trước, giờ đây há miệng mắc quai. Như vậy, cái thoả thuận này là một sự lừa dối của họ đối với ngừoi dân.

Khả năng thứ 2 là họ tưởng 500 triệu đô la là to thật. Như vậy họ cũng là những con cừu dại dột. Trường hợp này họ không đủ năng lực để bảo vệ quyền lợi của người dân. Nhưng tôi nghĩ khả năng này rất thấp.

Chỉ nêu ra một ví dụ cho các bạn thấy là cái thoả thuận này bèo bọt đến đâu. Hiện nay đang có một vụ kiện hãng Volkswagen ở Mỹ. Hãng này sẽ phải đền số tiền chừng 10 tỷ đô la Mỹ cho 475,000 người chủ của xe này về việc dùng một phần mềm lừa hệ thống kiểm định khí thải. Khi kiểm định thì họ tắt phần lớn khí thải. Nhưng khi chạy trên đường thì khí thải vượt quá 40 lần theo quy định. Ngoài ra họ còn phải chi 2,7 tỷ đô la tiền đền bù môi trường và 2 tỷ đô la nữa cho nghiên cứu khí thải tốt hơn.

So với thiệt hại ở Mỹ thì thảm họ môi trường của Việt Nam chắc chắn lớn hơn nhiều lần. Ấy vậy mà chỉ có nửa tỷ đô la là sao?

Sự khác nhau là ở đâu? Lẽ nào mạng sống của công dân Mỹ quý giá hơn mạng sống của người Việt Nam nhiều lần đến thế?

FB Chau Doan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad