Xin hỏi bà Ninh Tôn Nữ: Động cơ nào… - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Xin hỏi bà Ninh Tôn Nữ: Động cơ nào…


Ông Obama đến Việt Nam mang theo hai món quà, thứ nhất là bỏ cấm vận vũ khí sát thương, thứ hai là Đại học Fulbright Việt Nam.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Nguồn: Tim Sloan/ AFP/ Getty
Món thứ nhất cần phải mua, còn món thứ hai hoàn toàn biếu không từ ngân sách của Quốc hội Mỹ và các nguồn tài trợ do vận động gây quỹ của các tổ chức hay tư nhân tại Mỹ. Trường được vận hành phi lợi nhuận, không có cổ đông và vì vậy không có việc chia lãi cho người góp vốn xây dựng ngôi trường này. Trường được huy động vốn hoạt động qua một quỹ tín thác và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Fulbright Việt Nam được giao cho ông Bob Kerrey.

Trên danh nghĩa ông Bob Kerrey là người trực tiếp vận động để quỹ này có tiền và có lẽ danh tiếng của ông mới là yếu tố quan trọng nhất để được chọn làm công việc khá nhiêu khê nhưng không lương này.

Nhìn tổng quát thì trường Đại học Fulbright Việt Nam là mô hình đáng ghi nhận thiện chí của người Mỹ và chính phủ Mỹ. Từ nhiều năm qua, chính phủ Mỹ đã đào tạo cho Việt Nam rất nhiều TS để trở về làm việc tại Việt Nam. Chữ Fulbright trên văn bằng của họ là niềm kiêu hãnh không cần che dấu. Những đóng góp của các chương trình Fulbright rất thiết thực cho hoàn cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hòa nhập vừa qua và không ai có thể nghi ngờ kết quả mà Fulbright mang lại cho Việt Nam.

Đó là những học bổng đơn lẻ và con số sinh viên Việt Nam được học bổng có thể nói đếm trên đầu ngón tay hằng năm. Trường Đại học Fulbright mở ra tại Việt Nam sẽ thu hút số sinh viên đáng kể và nó chính là làn sóng giáo dục mới thúc đẩy ước mơ cho giới trẻ Việt Nam và ngôi trường này sẽ nhanh chóng làm đối trọng cho những ngôi trường khác, công hay tư, phải xem xét lại chính mình.

Tuy nhiên sau một lúc phấn khởi, một vài nhân vật trí thức Việt Nam lại bày tỏ sự không hài lòng khi biết được rằng ông Bob Kerrey, người được đề cử làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Fulbright Việt Nam lại có tì vết trong cuộc chiến Việt Nam. Cụ thể ông đã chỉ huy một toán biệt kích hải quân tập kích vào Thạnh Phong, một ấp nhỏ thuộc tỉnh Bến Tre và giết chết 24 người trong đó có 14 phụ nữ, trẻ em và một người già.

Ông Kerrey xác nhận mình là người chỉ huy mặc dù ông không giết người nào trong số này. Thế nhưng trong bao năm qua ông đã nỗ lực làm mọi việc để giúp Việt Nam và hơn hết là giúp cho chính ông thoát được ám ảnh về cuộc hành quân đó.

Trong các trí thức chống lại ông, nổi cộm lên là phát biểu gay gắt hơn ai hết của bà Tôn Nữ Thị Ninh. Tuy cố chứng minh là bà quen biết khá nhiều người Mỹ và không hề thành kiến nhưng bà đặt câu hỏi về lòng hối hận của ông Kerrey và yêu cầu ông nên rút lui khỏi Fulbright.

Trả lời báo chí bà nói: “Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ”.

Hãy nhìn lại cách mà bà Ninh phán xét. Thứ nhất bà cho rằng không ai chứng nhận được sự hối hận vì nó nằm trong lòng của ông Kerrey. Như vậy là bà cực đoan và nguy hiểm. Cực đoan, vì là một trí thức, lại là “trí thức lớn”, trước khi phán xét bà phải biết thế nào là research, tham khảo mọi nguồn từ con người cho tới tài liệu xem người mà bà nghi ngờ có được chứng minh ngược lại hay không. Nguy hiểm, vì sự nghi ngờ xem ra có cơ sở ấy lại là mảnh đất màu mỡ cho lòng tị hiềm có cơ hội trồi lên trước khi niềm hy vọng về một nền giáo dục đầy tiềm năng đơm hoa kết trái.

Bà Ninh từng vận động thành lập ngôi trường mang tên Đại học Trí Việt nhưng sau nhiều năm xin hết đầu này tới đuôi nọ, nguồn tài chánh từ nước ngoài vẫn là giấc mơ, cùng lúc hồ sơ thành lập trường vẫn nằm trong ngăn kéo của các cơ quan trách nhiệm. Bà đã quá rõ vai trò của người vận động cho số tiền lớn và liên tục mỗi năm không phải là việc dễ dàng. Trong lập luận chống đối ông Bob Kerrey bà không ngại dùng hạ sách: “hôn nhân dị chủng”.

Bà nói: “Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau”

Cuộc hôn nhân đã thành hình, đã ký giấy hôn thú, đã nhận của hồi môn từ Mỹ, đã tiệc tùng liên tục tại Hà Nội lẫn Sài Gòn vậy mà bà Tôn Nữ Thị Ninh lại cho rằng không thể coi đó là dự án chung, và bà thất vọng.

Bà có quyền thất vọng, và có lẽ đó là cái quyền “hợp lý” nhất dành cho bà. Bởi lẽ khi bà nghi ngờ một con người ở phía bên kia cuộc chiến có thật tâm hối hận việc họ tàn sát người dân Việt Nam hay không, thì người Việt cũng có quyền đặt câu hỏi về sự hối hận của những người bà gọi là đồng chí, họ có hối hận về các vụ thảm sát người dân Việt trong cuộc chiến hay không.

Bà là người Huế, là danh gia vọng tộc, lại là một cán bộ ngoại giao, văn hóa cao cấp sao lại không biết vụ thảm sát Mậu thân với bao nhiêu cái chết oan khuất mà đến nay chưa một ai lên tiếng nhận trách nhiệm về mình như ông Bob Kerrey nhận tại Thạnh Phong?

Bà có biết trong trận chiến cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh vào sáng ngày 21-4-1975, tại ấp Phú Mỹ, xã Tân Lập, huyện Xuân Lộc (nay là ấp Phú Mỹ, xã Xuân Lập, thị xã Long Khánh), một cuộc tàn sát tập thể do các “anh lính cụ Hồ” gây ra làm hơn hai trăm thường dân thiệt mạng oan khốc. Cựu chiến binh Trần Đức Thạch, cựu phân đội trưởng trinh sát Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 266, Sư đoàn 341 QĐNDVN đã là chứng nhân cho cuộc thảm sát này và quan trọng nhất: anh ta vẫn còn sống.

Giữa những cuộc thảm sát có mục đích ấy, theo bà ai cần sám hối hơn ai? Người chỉ huy trận đánh Xuân Lộc hay ông sĩ quan Bob Kerrey?

Chỉ cần hai câu chuyện này thôi bà nên nghiên cứu lại để lần sau có phát ngôn thì nên kiệm lời.

Nước Việt luôn có những bài học tươi rói hàng ngày, bởi khi bà vừa phát biểu xong thì VTV lại có chương trình “động cơ nào….” Để nói về vụ cá chết.

Giống như “chị” Tạ Bích Loan, tôi muốn hỏi nhỏ bà: Động cơ nào khiến bà gay gắt một cách khó hiểu đối với ông Bob Kerrey như vậy? Và động cơ nào khiến một người ham nói như bà lại im lặng trước hàng ngàn cái chết từ từ ngay tại quê hương Huế của bà sau khi vụ Vũng Áng xảy ra làm người dân lo tái mặt?

Cánh Cò
Blog RFA

***

BOB KERREY LÀ KHỞI ĐIỂM XẤU CHO TRƯỜNG ĐH FULBRIGHT

Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Tp.HCM

Thời sinh viên, tôi từng tham gia biểu tình ở Paris chống chiến tranh VN trong những năm 1960-70. Mặt khác, luận án thạc sĩ của tôi là về nhà văn Mỹ William Faulkner. Và trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và bạn bè với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao như đại sứ Pete Peterson, những nhóm đã góp phần trực tiếp vào phong trào phản chiến như của John McAuliff và Sally Benson, đến những doanh nhân như Ernie Bower, những cựu chiến binh như Bobby Muller và Tom Vallely (người mang chương trình Fulbright đến VN), hay báo chí như Murray Hierbert, giới học thuật nghiên cứu như Walter Issacson. Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ. Như hầu hết người VN, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung.

Về phía VN, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright ở TP HCM hôm 25-5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học VN lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.

Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT của trường ĐH mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.

Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2-1969: điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.

Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí chủ tịch HĐQT Đại học Fulbright. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:

– Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ. Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ VN và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).

– Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án. Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.

– Tôi biết rằng vài người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó. Tôi xin hỏ,i lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường ĐH Fulbright ngoài Bob Kerrey? Nếu nhóm dự án thực hiện việc lựa chọn vị trí chủ tịch HĐQT với nhiều ứng viên một cách công khai, thì tôi tin chắc là đã có thể tìm được người phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng tên tuổi không bị mang tiếng như vị này. Sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này. Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế.

– Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau. Nếu không như thế thì hoá ra dự án đại học Fulbright là dự án của người Mỹ, thành lập một ĐH Mỹ tại VN, trong đó ý kiến và sự đóng góp của người Việt hoàn toàn là thứ yếu.

Có thể nói, việc bố trí Bob Kerrey là chủ tịch HĐQT ĐH Fulbright thể hiện sự vô cảm đối với cảm xúc và suy nghĩ của không ít người Việt Nam, nếu không nói là xem thường phản ứng và lòng tự trọng của chúng ta.

Tôi tin rằng, sự điều chỉnh đó không những không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp. Ngược lại, việc này sẽ đặt hợp tác Việt Mỹ trong khuôn khổ ĐH Fulbright trên một nền tảng, khởi điểm bình đẳng, lành mạnh và vững bền.”

FB Nguyễn Phạm Thu Uyên

1 nhận xét:

  1. Trí Việt không thể là một trí thức cưu mang hận thù
    Nhà văn Nguyên Ngọc, mà báo chí trong nước gọi ông là “Cây xà nu Tây nguyên”, trong bài viết “Về trường hợp Bob Kerrey”, đã kết luận: “Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi? Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…”
    Dù đả hơn 51 năm qua (từ 1965) nhưng người Miền Nam không bao giờ quên lính du kích của bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và lính bộ đội cộng sản Bắc Việt, hay lính Ngụy của Liên Xô và Trung Cộng, đả núp lén trong nhà thường dân, dùng người già, đàn bà, và con nít để làm bia thịt đở đạn và có nhiều lúc lính VNCH và Mỹ không được bắn vào dân nên để bộ đội vịt cộng bỏ chạy trốn như một đàn vịt như nhửng trận chiến đẩm máu ở Sài Gòn, Chợ Lớn, và Huế trong Tết Mậu Thân 1968 và ở Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972! Hàng chục ngàn thường dân bị chết trong lửa đạn và 50 ngàn lính ngụy cộng bị bắt giử làm tù binh vì chạy thoát thân không kịp, đến 1973 được thả về Miền Bắc !
    Xin cám ơn ông bộ đội CSBV còn một ítlương tâm để tự thú tội đả dùng người dân Mi ền Nam làm bia đở đạn và củng ăn năn hối hận như Hải Quân Đại Úy Bob Kerrey sau trận chiến ở Thanh Phong đêm 25 tháng 2 năm 1969.
    Tôi xin bó tay không viết về bà Tôn Nử Thị Ninh, một con người lừa thầy phản bạn, ăn c ơm quốc gia thờ ma cộng sản như bọn Hoàng Phủ Ngọc Tường ở xứ Huế của bà. Trên diển đàn có quá nhiều n ười chữi bà lắm rồi nhưng có lẽ bà như Vịt nghe sấm nên chỉ là nước chảy lá môn mà thôi !
    Không thấy ai nói đến ông Bob Kerrey, sau khi làm Nghị Sỉ, từ năm 2001 đến 2010, đả được chọn làm Viện Trưởng Trường Đại Học The New School for Political and Social Research (tôi dịch nôm na là Trường Canh Tân Nghiên Cứu về Chính Trị và Xã Hôi Học) ở thành phố New York là thành phố đông dân nhất ở Mỹ, là nơi có thể nói là nơi hôi nhập của tất cả các di dân khắp thế giới. Khu Phố Tàu China Town rất nổi tiếng vì dơ bẩn không khác gì ở bản xứ tổ tiên của người ba tàu! Khu Harlem là nơi người Mỹ da đen (như TT Obama) ở thì có nơi như ổ chuột! Nhưng Ông Kerrey đả nhận làm người lảnh đạo ngôi truờng có bằng Thạc Sỉ và Tiến Sỉ vì ông muốn phục vụ xã hội ờ th ành ph ố b ất c ông nh ất gi ửa ng ư ời gi àu v à ng ư ời ngh èo !
    Do đó, ông Kerrey là người có nhiều kinh nghiệm về Giáo Dục cấp Đại H ọc và nhất là con tin để phục vụ trước tiên là cho người Miền Nam, cho Thành Phố Sài Gòn vì ông còn có 1 hối hận nhiều hơn 21 người thường dân đả chết ở Thanh Phong là hơn 200 ngàn người lính đả cùng chiến đầu với ông đả bị trả thù tra tấn hành hạ đến chết trong ngục tù lao động khổ sai và một triệu thường dân gồm người già, phụ nử, và con nít đã chết trong hành trình đi tìm Tự Do sau khi Mỹ, đất nước ông đả hy sinh ính mạng phục vụ năm 1969 đả phản bôi và bỏ rơi nhửng người bạn Việt Nam của ông: Nhửng Người Muốn Sống Tự Do !

    Trả lờiXóa

Post Bottom Ad