Vụ xả hóa chất của công ty Đài Loan được cho là đã giết chết cá hàng loạt tại Việt Nam - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Vụ xả hóa chất của công ty Đài Loan được cho là đã giết chết cá hàng loạt tại Việt Nam


Một bức ảnh được công bố trên báo Nhân Dân ngày 27-4 nhằm mục đích trưng dẫn đợt “thủy triều đỏ” ở tỉnh Nghệ An, khoảng 100 km về phía bắc Vũng Áng. Ảnh này sau đó bị phát hiện đã được chỉnh sửa.
Vụ việc đang trở thành một cuộc xung đột giữa công nghiệp hóa và môi trường, một thảm họa cho hàng ngàn vạn ngư dân và gia đình của họ, và một thử nghiệm về kỹ năng quản lý, sự nhạy bén chính trị của các lãnh đạo mới ở Việt Nam.

Việt Nam đặt cược tương lai vào khả năng thu hút – và học hỏi – từ các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ, mức lương thấp và một quá trình phê duyệt dễ dãi đối với nhà đầu tư. Vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam gia tăng trong vài năm qua, nhiều công ty trong số đó mang nhãn hiệu của những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng.

Tới nay vụ cá chết tàn hại dọc bờ biển miền Trung đã làm cho chính quyền Việt Nam lo lắng và người dân than phiền về chế độ đã quá dễ dàng bỏ qua các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Bằng chứng gián tiếp chỉ ra một vụ xả thải khổng lồ các hóa chất độc hại tại Vũng Áng, một vịnh nằm phía bắc miền trung Việt Nam, vào ngày 4 tháng 4. Dòng chảy hải lưu mang chất độc theo hướng nam – đông nam dọc theo bờ biển ngoằn ngoèo khoảng 200 km.

Khi truyền thông nhà nước Việt Nam bắt được sự việc, từ khoảng ngày 20 tháng 4, các đơn vị của Cơ quan Thủy sản Việt Nam đã ước tính có khoảng 70 tấn cá chết trôi dạt vào các bãi biển của 4 tỉnh. Sau đó cũng có những báo cáo về cái chết hàng loạt của các bầy chim ăn cá.

Đòn giáng xuống nền kinh tế của 4 tỉnh thật đáng kể: cụ thể, hàng ngàn ngư dân phải ngưng việc, chợ búa trống trơn hải sản và sự sụt giảm mạnh khách du lịch.

Tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam, nơi mà người Đài Loan sở hữu Formosa Plastics đang phát triển một khu liên hợp thép khổng lồ. Hình ảnh của TUBS / Wikimedia Commons
Vũng Áng là địa điểm của dự án đầu tư nước ngoài khổng lồ vừa bắt đầu hoạt động. Đã có hơn 10 tỷ USD chi ra để xây dựng khu liên hợp công ty Thép Formosa Hà Tĩnh (FHS), một cảng nước sâu và các cơ sở phụ thuộc. Khi hoàn thành, đây sẽ là nhà máy thép lớn nhất Đông Nam Á.

Các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã vận động nhiều năm để có được dự án FHS. Được biết, họ đã xem dự án như chìa khóa để xoay chuyển số phận của một tỉnh lạc hậu. Cũng như các quan chức hàng đầu của chính phủ trung ương, dường như họ rất miễn cưỡng trong việc kết nối FHS với vụ cá chết quá bất thường.

Vài ngày sau thảm họa gây sự chú ý trên toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng đây là kết quả của đợt thủy triều đỏ, hay ô nhiễm hóa chất độc hại có nguồn gốc từ hoạt động của con người, hoặc có thể cả hai. Các cơ quan của Đảng Cộng sản cầm quyền đã nhanh chóng đưa tin về lý thuyết thủy triều đỏ, và cũng nhanh chóng bị chế nhạo khi hình ảnh có màu hồng nhạt được đăng trên trang web của họ bị phát hiện được chỉnh sửa.

Các nỗ lực vượt bậc để lèo lái tin tức là một chỉ dấu đáng tin cậy về tình trạng hỗn loạn bên trong chế độ độc đảng ở Việt Nam. Họ bắt đầu sốt sắng vào ba ngày cuối tuần, từ 30.4 đến 2.5, nhưng không chống lại được làn sóng chỉ trích trên Facebook và các blog chính trị trên mạng. Các phương tiện truyền thông xã hội này rất phổ biến ở Việt Nam, và bởi vì nó vượt khỏi tầm kiểm soát của an ninh nội bộ, là nơi mà người dân tìm kiếm và tranh luận về những tin tức hàng ngày mà các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát không thể in ra.

Giai điệu của các bình luận trên mạng thay đổi trong 3 ngày cuối tuần ở Việt Nam, từ thúc giục chính quyền tập trung vào những mối liên hệ mà FHS có thể có hoặc không có, với vụ cá chết khổng lồ, sang những cáo buộc rằng chính quyền đã cố tình bao che cho công ty FHS do Đài Loan làm chủ.

Dự án nằm trên một khu vực rộng 3.300 hecta, ban quản lý FHS tuyên bố thẳng thừng vào ngày 26 tháng 4 rằng tất cả các hoạt động của họ hoàn toàn phù hợp với luật pháp và các quy định của Việt Nam, và họ không biết giải thích thế nào về vụ cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ biển từ Vũng Áng xuống phía nam. Họ nói thêm rằng, đã tốn 45 triệu USD cho hệ thống xử lý chất thải tiên tiến, bao gồm một đường ống rộng 1,2 mét chạy dưới lòng biển tới một điểm 1.3 km ngoài khơi, là nơi chất thải đã được làm vô hại đối với môi trường được thải ra.

Vì không thể có bất kỳ lời giải thích chính đáng nào khác về những gì đã giết chết cá, những người Việt Nam thường lên mạng, đã nắm lấy những tường thuật rằng FHS đã nhập khẩu một lượng lớn hóa chất để tẩy rửa hệ thống xử lý chất thải mới được cài đặt và thợ lặn Việt Nam làm việc cho một nhà thầu dự án đã nhìn thấy một cuộc xả thải lớn các chất lỏng màu đỏ từ miệng của đường ống vào ngày 4 tháng 4.

Khi thông tin về các hồ sơ môi trường khả nghi của công ty mẹ, Formosa Plastics, thâm nhập vào các cuộc trò chuyện trên mạng, quan điểm của công dân Việt Nam về FHS trở nên cứng rắn hơn. Formosa Plastics là nhà sản xuất polyvinyl chloride thứ nhì thế giới, một loại chất dẻo với nhiều công dụng, từ ống dẫn nước tới thẻ ngân hàng. Trong 20 năm qua, công ty đã bị khởi tố nhiều lần về những sai sót trong vấn đề môi trường tại Đài Loan, Campuchia và Hoa Kỳ

Tổng thầu của nhà máy FHS là doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, MMC (Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc). Điều này thêm một tín hiệu báo động đối với dư luận Việt Nam, không phải vô cớ, xem “Trung Quốc trỗi dậy” như nhắm tới thống trị kinh tế và chính trị của nước từng là chư hầu của Bắc Kinh.

Một nhà máy Formosa Plastics tại tiểu bang Illinois của Mỹ. Ảnh: Dual Freq / Wikimedia Commons
Khu liên hợp Kỹ nghệ Mai-Liao ở Đài Loan của Formosa Plastics. Ảnh: Mk2010 / Wikimedia Commons

Một chút cảm thông phải được dành cho các nhà lãnh đạo Việt Nam, bên thắng cuộc tranh chấp nội bộ đảng vào tháng 1, đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng chính trị đầu tiên của họ. Thật vô cùng khó khăn để thu thập các chứng cứ có thể khởi tố trong trường hợp như thế này, tuy nhiên nguyên nhân có thể được lý giải bằng cách loại bỏ tất cả các lựa chọn thay thế. Điều này vẫn không đủ để làm hài lòng những công dân quan tâm. Xin được trích lời của một blogger tiêu biểu: “phản ứng chậm chạp của chính quyền và sự im lặng của các lãnh đạo đảng ra cho thấy rằng có những ‘thế lực’ chính trị đang ngăn cản những hành động cấp thời”.

Cũng có thể là như vậy. Tham nhũng chính trị phổ biến ở Việt Nam và mặc dù Tổng Bí Thư đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng, nói rằng ông quyết tâm dọn sạch tham nhũng, nền văn hóa mờ ảo mà đảng nuôi dưỡng dẫn đến nghi ngờ rằng FHS đã trả cho nhiều quan chức, cao và thấp.

Người Việt bàn luận trên mạng XH với hashtag #toichonca để phản đối các chết hàng loạt ở các bãi biển miền Trung. Ảnh: Nguyễn Phúc Thanh
Bất kỳ thế nào, liên hệ tới vụ cá chết hàng loạt, chính quyền đã không có bằng chứng và ngoại trừ họ có sẵn trong tay, họ có rất ít khả năng để bật lại FHS.

Được phóng viên hỏi vào ngày 25 tháng 4, ông Chu Xuân Phàm, là viên chức đối ngoại của FHS tại Hà Nội, đã phạm phải một sai lầm trầm trọng. Ông ta nói, Việt Nam phải chọn: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi”. Ngay lập tức và không ngoài dự đoán, ông Chu đã bị truyền thông Việt Nam phê phán và bị cấp trên của ông phủ nhận.

Tuy nhiên, phản ánh về câu tuyên bố ngạo mạn của ông Chu, một số nhà bình luận Việt Nam đã thừa nhận sự thật phũ phàng của nó. Họ lập luận, Việt Nam nên bớt háo hức hơn với đầu tư nước ngoài với bất cứ giá nào và ý thức hơn về chi phí môi trường tiềm ẩn trong sản xuất công nghiệp. Đối với một quốc gia mong muốn trở nên giàu có như Việt Nam, kết luận không thể xâm phạm là: đất nước không thể đóng cửa trước đầu tư nước ngoài, nhưng phải hiểu rõ sự đánh đổi trong bất kỳ thỏa thuận nào. Một khi đã hiểu rõ, Việt Nam phải chọn những dự án tối đa hóa các cơ hội giúp tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và phúc lợi công cộng.

Theo tiêu chuẩn đó, việc bật đèn xanh cho FHS có thể là sự lựa chọn sai lầm.

David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, hiện là một cây bút thường xuyên bình luận về Việt Nam đương đại.

Cá chết

David Brown | Mongabay
Dịch giả: Trần Văn Minh
Ba Sàm
Nguồn: Taiwanese chemical spill thought to cause mass fish die-off in Vietnam - David Brown | Mongabay

Taiwanese chemical spill thought to cause mass fish die-off in Vietnam

3rd May 2016 / David Brown

The incident is shaping up as a classic conflict between industrialization and the environment, a catastrophe for tens of thousands of fishermen and their families, and a test of the management skills and political acumen of Vietnam’s new leaders.

A photo published by the Vietnam Communist Party organ Nhân Dân on April 27 purports to show a “red tide” in Nghe An province, about 100 kilometers north of Vung Ang. The image was later revealed to have been photoshopped.
Vietnam has bet its future on its ability to attract — and learn from — foreign investors. It has a young workforce, low wage rates and a streamlined approval process for investment. Foreign capital has surged into VN in the last few years, much of it bearing the prestigious marques of multinational corporations.

Now a devastating fish kill along the nation’s central coast has Vietnam’s government tied up in knots and its citizens muttering that the regime has been far too ready to drop environmental protection standards.

Circumstantial evidence points to a massive release of toxic chemicals at Vung Ang, a bay on Vietnam’s north central coast, on April 4. Prevailing currents carried the poisons south-southeast along the heavily indented coastline for approximately 200 kilometers.

When Vietnam’s national media picked up the story circa April 24, units of Vietnam’s Fisheries Agency had already counted some 70 tons of dead fish washed up on the beaches of four provinces. Subsequently there were also reports of the collateral decimation of fish-eating seabird colonies.

The blow to the economy of the four provinces has been considerable: in particular, thousands of fishermen idled, the markets emptied of seafood, and a sharp fall-off in tourist visitors.

Vietnam’s Ha Tinh province, where Taiwanese-owned Formosa Plastics is developing a giant steel complex. Image by TUBS/Wikimedia Commons
Vung Ang is the site of a huge foreign-invested project that’s just coming online. Already over $10 billion has been spent to develop the Formosa Ha Tinh Steel Company (FHS) complex, a deepwater port and ancillary facilities. When complete, it will be the  biggest steel mill in Southeast Asia,

Ha Tinh province officials campaigned for years to land the FHS project. They have reportedly viewed it as the key to turning around the fortunes of their backwater province. They, and top officials of the central government as well, seem markedly reluctant to tie FHS to the extraordinary fish kill.

A few days after the disaster focused national attention, the Ministry of Natural Resources and Environment proposed that it was the result of a red tide, or of toxic chemical contamination traceable to human activity, or maybe of both. Organs of the ruling Communist Party were quick to run with the red tide theory, and just as quickly derided when pinkish illustrations posted on their websites were revealed to have been photoshopped.

Aggressive efforts to spin the news are a reliable indicator of disarray within Vietnam’s single-party regime. They began in earnest on the eve of the May Day holiday weekend, but made little headway against a rising tide of criticism on Facebook and online political blogs. These social media are tremendously popular in Vietnam and, because they are beyond the reach of the internal security services, they are where citizens find and debate the daily news that the state-supervised media may not print.

The tone of online comment shifted over Vietnam’s three-day weekend from urging the government to focus on what connection FHS may have had, or not had, with the great fish kill, to accusations that the authorities were deliberately shielding the Taiwanese-owned company.

Hunkered down in its 3,300-hectare project site, FHS management had stated flatly on April 26 that all of its activities complied with Vietnamese laws and regulations and that it knew nothing that would explain the shoals of dead fish that had washed up from Vung Ang south. It added that it had spent $45 million on a state-of-the-art waste management system, including a 1.2-meter pipe that runs under the seabed to a point 1.3 kilometers offshore where waste that had been rendered harmless to the environment is released.

Absent any other plausible explanation of what might have killed the fish, Vietnam’s internet-enabled public has seized on reports that FHS had imported a large quantity of chemicals to purge the newly installed waste management system and that Vietnamese divers working for a project contractor had observed a huge discharge of reddish liquids from the mouth of the pipe on April 4.

As information seeps into the national online dialogue about the dodgy environmental record of the parent company, Formosa Plastics, the Vietnamese public’s view of FHS is hardening. Formosa Plastics is the world’s #2 producer of polyvinyl chloride, a material with many uses, from plumbing pipes to bank cards. Over the past 20 years, the company has been extensively litigated against for environmental lapses in Taiwan, Cambodia and the U.S.

The general contractor for the FHS plant is the Chinese state-owned firm MMC, or China Metallurgical Group. That’s another red flag for Vietnamese public opinion which, not without reason, regards a “rising China” as intent on economic and political domination of its one-time vassal state.

A Formosa Plastics plant in the American state of Illinois. Photo by Dual Freq/Wikimedia Commons
Formosa Plastics’ Mai-Liao Industrial Complex in Taiwan. Photo by Mk2010/Wikimedia Commons

A bit of sympathy must be reserved for Vietnam’s leaders, the winners of an intraparty struggle in January, who are grappling with their first political crisis. It’s exceedingly difficult to assemble prosecutable evidence in cases like this one, however plausibly causation may be reasoned by eliminating all the alternatives. That’s not good enough to satisfy aroused citizens. To quote a representative blogger, “the slow response of the government and silence of party leaders indicates there are some political ‘forces’ preventing quick actions.”

That may well be the case. Political corruption is endemic in Vietnam and though the new #1, Communist Party leader Nguyen Phu Trong, says he’s determined to clean it up, the culture of opacity the party fosters feeds suspicion that FHS has paid off a goodly number of officials, high and low.

Vietnamese are taking to social media with the hashtag #toichonca, which means “I choose fish,” to protest the mass death of fish on the country’s central coast. Image courtesy of Nguyễn Phúc Thanh.
In any event, vis-a-vis the Great Fish Kill, the government hasn’t got a smoking gun and unless one comes to hand, it has scant leverage on FHS.
Questioned by reporters on April 25, Chow Chun Fan, the FHS liaison officer in Hanoi, dropped a clanger. Vietnam must choose, he said: “Do you choose fish or do you choose steel?” Immediately and predictably, Chow was roasted by Vietnamese media and disowned by his superiors at FHS headquarters.

Reflecting on Chow’s arrogant statement, however, some Vietnamese commentators have acknowledged its essential truth. Vietnam ought to be less eager for foreign investment at any price, they argue, and more aware that environmental costs are inherent in industrial production. For a nation as eager to become wealthy as Vietnam, their conclusion is unimpeachable: the nation cannot close the doors to foreign investment, but it must be very clear on the trade-offs in any deal. Once clear, it must choose projects that maximize the opportunities for economic growth and minimize the risks to the environment and to public welfare.

By that standard, giving FHS the green light may have been the wrong choice.

Cá chết

David Brown, a retired American diplomat, is now a frequent writer on contemporary Vietnam. His e-mail address is nworbd@gmail.com.

*An earlier version of this article mistakenly referred to the FHS complex as including the largest steel mill in Asia.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad