Thực hư mối quan hệ chiến lược Nga-Trung? - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Thực hư mối quan hệ chiến lược Nga-Trung?


I
"...Mối quan hệ chiến lược Nga-Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ gặp rắc rối là những chủ đề nóng bỏng nhất được bàn cãi trong mối quan hệ chiến lược toàn cầu trong thế kỷ 21..."

     

Các tin khác:
» Xem tiếp
Giữa hai nước đang ngày càng có ít điểm hội tụ chiến lược và có thêm nhiều điểm khác biệt trong quan hệ với láng giềng của riêng từng nước. Mối quan hệ chiến lược Nga-Trung thực chất có thể gọi là một sự dàn xếp chiến lược mang tính cơ hội, phản ứng tự phát trước ưu thế chiến lược nổi trội của Mỹ trong hai thập kỷ vừa qua.

Mối quan hệ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc cùng với mối quan hệ không mấy yên ổn giữa Trung Quốc và Mỹ đang là những chủ đề tranh cãi nóng nhất. Các chủ đề này xoay quanh một Trung Quốc không thể đoán định trước với mục tiêu đầy tham vọng là trở thành một siêu cường trên thế giới đang đụng chạm mạnh tới những lợi ích chiến lược của Nga và Mỹ, và trớ trêu thay cả hai quốc gia hùng mạnh này lại có khuynh hướng nhân nhượng và trợ giúp cho sự trỗi dậy không hòa bình chút nào của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu.

Trung Quốc chưa hề thực sự trung thành với cả Nga hay Mỹ, thậm chí ngay cả trong những giai đoạn khó khăn trong những thập kỷ trước, nước này vẫn lưỡng lự giữa việc thân Nga hay ngả sang với Mỹ. Trung Quốc chưa bao giờ hoàn toàn trung thành thậm chí với cả người thầy về tư tưởng và người bảo trợ về chiến lược trong những giai đoạn đầu hình thành và củng cố nhà nước của mình – đó là Liên bang Xô viết cũ.

Mối quan hệ chiến lược Nga-Trung thực chất có thể gọi là một sự dàn xếp chiến lược mang tính cơ hội xuất hiện ngay trong một vài năm đầu của thời hậu Chiến tranh Lạnh những năm 1990. Khó mà có thể coi đó là “Quan hệ đối tác chiến lược” bởi càng ngày càng có ít điểm hội tụ chiến lược và có thêm nhiều điểm khác biệt trong quan hệ với láng giềng của riêng từng nước. Quan hệ chiến lược Nga-Trung là phản ứng tự phát trước ưu thế chiến lược nổi trội của Mỹ trong hai thập kỷ vừa qua.

Nga và Trung Quốc có các quan điểm trái chiều về Nhật Bản và đây là vấn đề nghiêm trọng nhất. Trung Quốc coi Nhật Bản là kẻ thù không khoan nhượng bởi những vấn đề lịch sử và lo sợ rằng một Nhật Bản vừa tái định hướng những ưu tiên về quân sự và an ninh của nước này có thể trong tương lai lại nổi lên là một mối đe doạ về an ninh đối với Trung Quốc. Còn Nga mặc dù có những tranh trấp lãnh thổ với Nhật Bản song vẫn mong muốn thiết lập quan hệ kinh tế, chính trị tốt đẹp với nước này. Trong suy nghĩ chiến lược của mình hiện nay, Nga không coi đó là mối đe dọa, mà là thách thức và cơ hội cho mình. Nhật sẽ có vai trò quan trọng trong “Chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương” mà Nga công bố.

Việt Nam cũng là một vấn đề bất đồng lớn nữa trong nhận thức chiến lược giữa Trung Quốc và Nga. Nga là nhà bảo trợ chiến lược lâu dài của Việt Nam và có các mối quan hệ chính trị tốt đẹp. Nga có các hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam cũng như các máy bay chiến đấu và tên lửa chống hạm. Nga mong muốn Việt Nam không chuyển hướng quan hệ chiến lược sang Mỹ, nước cũng sẽ sớm cung cấp các trang thiết bị quân sự mới cho Việt Nam.

Trái lại, Trung Quốc, với chính sách “bên miệng hố chiến tranh” hung hăng và gây hấn về mặt quân sự với Việt Nam trong tranh chấp ở Biển Đông, đã hành xử với Việt Nam như với một “quốc gia thù địch” bất chấp những tương đồng về hệ tư tưởng. Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng, ức hiếp Việt Nam bất chấp các quy tắc và luật pháp quốc tế. Các hành động thù địch như vậy của Trung Quốc đã tạo nên thái độ chống Trung Quốc trong người dân Việt Nam.

Nga nhận thức Trung Quốc là mối đe dọa trong dài hạn đặc biệt đối với an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ ở các tỉnh Viễn Đông của Nga ven bờ Thái Bình Dương mà Trung Quốc vẫn nhòm ngó và đã cho hàng ngàn người Trung Quốc di cư sang bất hợp pháp.

Nam Á là khu vực duy nhất mà năm nay dường như có một điểm hội tụ chiến lược giữa Nga và Trung Quốc: đó là Pakistan. Nga hoặc là chiều theo Trung Quốc hoặc muốn chọc giận Ấn Độ vì xích lại gần với Mỹ hơn nên thúc đẩy quan hệ chiến lược với Pakistan. Tuy nhiên, đây là canh bạc chiến lược của Nga và sự bền vững của mối quan hệ mới giữa Nga và Pakistan vẫn là điều còn phải nghi ngại.

Trung Đông đóng vai trò nền tảng quan trọng cho những lợi ích quốc gia của Nga và ở đây, Trung Quốc ngoài việc đưa ra một vài lời ủng hộ hùng hồn đối với Nga trong vấn đề Syria thì chưa làm được điều gì đáng kể. Hoạt động duy nhất đáng chú ý của Trung Quốc là tham gia cuộc tập trận hải quân Nga-Trung ở Đông Địa Trung Hải trong năm nay.

Với châu Âu, Nga và Trung Quốc có vẻ cũng không có bất kỳ một nhận thức chiến lược chung nào. Châu Âu gắn kết với Nga vì đây là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng của mình trong khi lại quan tâm hơn về thương mại với Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là Nga và Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào nếu một trong hai bên vướng vào sự đối đầu trực tiếp với Mỹ? Câu trả lời sẽ luôn là chẳng ai trong Nga và Trung Quốc sẽ vượt quá những lời nói thể hiện sự ủng hộ.

Trong nội bộ Nga cũng dường như có sự phản đối Nga xây dựng một mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc khi cho rằng việc Nga cung cấp nhiều năng lượng và bán vũ khí cho Trung Quốc sẽ giúp Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự và điều này sẽ có hai tác động không tốt cho Nga. Tác động thứ nhất là tăng cường khả năng gây chiến của Trung Quốc và sẽ có thể làm phức tạp mối quan hệ với các bạn hữu của Nga như Việt Nam, chưa kể có ngày Trung Quốc cũng sẽ quay súng sang cả với Nga. Thứ hai là điều này sẽ dần dẫn tới sự thu hẹp vị thế chiến lược và hình ảnh của Nga.

Tóm lại, người ta có thể sẽ có một suy nghĩ rằng cách duy nhất để phá vỡ quan hệ chiến lược Nga-Trung là Mỹ thực sự phải “sắp đặt lại” quan hệ của nước này với Nga với nhận thức thực tế là Trung Quốc mới là nguy cơ thực sự đối với các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Những chính sách nhân nhượng Trung Quốc của Mỹ đã không thể làm cho Trung Quốc thấy rằng nước này cần phải hội nhập với cộng đồng quốc tế và tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.
     

Các tin khác:
» Xem tiếp
Russia-China strategic nexus and the troubled China-US relations are the most hotly debated topics in global strategic nexus in the 21st Century.

These revolve around the unpredictability of China whose aspirational objective of emerging as the next global superpower impinges heavily on Russian and American strategic interests, and ironically both of these mighty nations tend to appease and aid China’s not so peaceful rise in global affairs.

China has not been steadfast in its loyalty to either Russia or to the United States even when in different periods in the last few decades it has oscillated in swinging its strategic proximities between Russia and the United States. This is all part of recorded history. China more pointedly was never fully loyal even to its ideological mentor and strategic patron of the formative stages of consolidating its nationhood, namely the former Soviet Union.

The Russia-China strategic nexus is an opportunistic so-called strategic arrangement which sprung into existence in the immediate wake of the first few years of the Post-Cold War era in the 1990s. It is difficult to designate it as a ‘Strategic Partnership’ because today there are less of strategic convergences and more of perceptional strategic divergences of their respective neighbourhoods. The Russia-China strategic nexus was a reactive knee-jerk reaction to the emergence of unbridled United States strategic dominance of the last two decades.

Russia and China have divergent views on Japan and the most serious in terms of differing perceptions. China views Japan as an implacable enemy because of its historical experiences and fears that a Japan reorienting its military priorities and security philosophies can in the future again emerge as a security concern for China.

Russia despite the territorial dispute with Japan over the Northern Islands is keen to establish good political and economic relations with Japan. Russia does not figure as a threat in Russian strategic thinking today. It is more of a challenge and opportunity for Russia. Japan would be crucial to Russia’s announced ‘Strategic Pivot to Asia Pacific’.

Vietnam is another major differing issue between China and Russia in terms of strategic perceptions. Russia has been a long term strategic patron of Vietnam and with good ideological ties. Russia today has contracted to supply six submarines to Vietnam along with Combat aircraft and anti-ship missiles. Russia is keen that Vietnam does not slip out to strategic proximity with the United States which also will soon be supplying non-lethal military hardware to Vietnam.

China on the other hand with its aggressive brinkmanship and military aggression against Vietnam over the South China Sea disputes has treated Vietnam like an ‘enemy nation’ despite ideological affinity. China continues its conflict-escalation bullying against Vietnam in complete disregard of international norm and conventions. China’s such unfriendly activities against Vietnam has induced strong anti-Chinese sentiments in the Vietnamese public

Russia perceives China as a long term strategic threat especially in relation to the security and integrity of its Far Eastern provinces on the Pacific littoral which China covets and in which region China has already infiltrated thousands of illegal Chinese immigrants.

South Asia is the only one region where this year there appears to be a strategic convergence that has emerged on Pakistan. Russia presumably in deference to China or out to spite India for moving closer to the United States is forging a strategic partnership with Pakistan. However, it is a Russian strategic gamble and the longevity of this new-found Russian embrace of Pakistan is doubtful.

The Middle East is crucially fundamental to Russian national security interests and here China besides making some rhetorical support arguments in support of Russia on Syria has done nothing more substantial. The only activity worth noting was of joint Russo-Chinese naval exercises in the Eastern Mediterranean this year.

Europe, Russia’s and Chinese do not appear to have any convergent strategic perceptions. Europe is bound to Russia for its energy security supplies whereas Europe’s interest in China is more trade and commerce-centric.

In my earlier Papers on this subject I had raised the question as to how would Russia and China react if either of them got involved in a direct confrontation with the United States? My answer then and my answer now remains the same and that is neither Russia nor China would go beyond rhetorical support.

Within Russia also there are seems to be strong opposition to Russia getting entangled in a strategic nexus with China arguing that Russia’s colossal energy supplies to China and sale of armaments to China would only beef-up China’s military capabilities with two adverse effects. The first is reinforcing of China’s war-waging capabilities which may complicate ties with Russian friends like Vietnam, besides that China could one day turn on Russia itself militarily. The second reason is that cumulatively this would lead to diminution of Russia’s strategic standing and image.

Concluding, one would like to venture a thought and that is that the only way to rupture the Russia-China strategic nexus is for the United States to genuinely ‘re-set” its Russian policy formulations mindful of the reality that China is the real threat to United States national security interests .United States appeasement policies of China have failed to convince China that it needs to integrate itself with the global community and a law-based international order.

Tiến sĩ Subhash Kapila, hiện là cố vấn về các vấn đề quan hệ quốc tế và chiến lược thuộc Nhóm Phân tích Nam Á. Bài viết được đăng trên Eurasia Review. - Dr Subhash Kapila is a graduate of the Royal British Army Staff College, Camberley and combines a rich experience of Indian Army, Cabinet Secretariat, and diplomatic assignments in Bhutan, Japan, South Korea and USA. Currently, Consultant International Relations & Strategic Affairs with South Asia Analysis Group

Dr. Subhash Kapila | Eurasia Review
Văn Cường chuyển ngữ
Nghiên Cứu Biển Đông
Nguồn: Russia-China Strategic Nexus: How Strategic? – Analysis - Dr. Subhash Kapila | Eurasia Review

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad