Reuters: Vì sao Mỹ công khai video Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Reuters: Vì sao Mỹ công khai video Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa


Các tàu hút bùn của Trung Quốc hoạt động quanh đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh do Hải quân Mỹ chụp hôm 21/5. Ảnh: Reuters. Chinese dredging vessels are purportedly seen in the waters around Mischief Reef in the disputed Spratly Islands in the South China Sea in this still image from video taken by a P-8A Poseidon surveillance aircraft provided by the United States Navy May 21, 2015 - Reuters/U.S. Navy/Handout via Reuters

     
Bằng cách công bố video quay cảnh Trung Quốc cải tạo đảo, Mỹ đang phát đi tín hiệu sẽ có lập trường cứng rắn hơn về Biển Đông và tìm cách khuyến khích những đối tác ở châu Á hành động nhiều hơn.



Quân đội Mỹ tuần trước công bố video quay từ một phi cơ giám sát, cho thấy các tàu hút bùn cùng nhiều tàu khác của Trung Quốc đang bận rộn với công việc biến các bãi đá thành đảo nhân tạo, xây đường băng và cầu cảng tại đó. Động thái này giúp đảm bảo vấn đề trên sẽ thống trị trong Đối thoại Shangri-La, theo Reuters.

Đối thoại Shangri-La là hội nghị an ninh thường niên quan trọng bậc nhất châu Á, quy tụ các quan chức cấp cao nhất về an ninh của 28 quốc gia. Đối thoại năm nay bắt đầu từ ngày mai tại Singapore, có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và hàng trăm quan chức, chuyên gia quân sự đến từ khắp các nước.

Washington đang tiếp tục xoay trục quân sự sang châu Á, một phần là để đối phó với Bắc Kinh. Mỹ muốn các quốc gia Đông Nam Á có lập trường thống nhất hơn về việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng trên một số bãi đá ở Biển Đông trong năm nay.

Đối thoại Shangri-La lần này chắc chắn sẽ tập trung bàn về căng thẳng trên Biển Đông. Trung Quốc kể từ đầu năm đã mở rộng thêm 6 km2 tại 5 tiền đồn trên các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này đang kiểm soát.

"Những quốc gia này cần hiểu rõ (vấn đề)", một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên nói, đồng thời cho biết sẽ phản tác dụng nếu Mỹ đi đầu trong việc thách thức Trung Quốc. Các đối tác, bao gồm 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cần sớm có thêm hành động hợp nhất bởi "mọi việc đã xong xuôi nếu các bạn đợi thêm 4 năm nữa".

Philippines, quốc gia đồng minh của Mỹ, và Việt Nam đã lên tiếng phản đối những hành động của Trung Quốc nhưng ASEAN về tổng thể vẫn còn chia rẽ về vấn đề này. Tuy nhiên, do lo ngại gia tăng, các lãnh đạo trong ASEAN tháng trước đã ra tuyên bố chung, cho rằng hoạt động cải tạo đất làm xói mòn lòng tin và có thể gây hại đến hòa bình khu vực.

Giới chuyên gia bác bỏ ý tưởng sẽ sớm có một hành động chung về Biển Đông ở cấp độ ASEAN nhưng việc tăng cường hợp tác giữa một số quốc gia là hoàn toàn có thể. Nhật Bản đang xem xét tham gia cùng Mỹ tuần tra trên không ở vùng biển này. Tokyo và Manila dự kiến bắt đầu đối thoại về khuôn khổ pháp lý cho việc chuyển giao trang bị và công nghệ phòng thủ cùng hiệp ước cho phép binh sĩ Nhật Bản thăm Philippines trong tuần tới.

Phát biểu tại Honolulu trước khi tới Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter nhắc lại Washington yêu cầu chấm dứt hoạt động xây đảo, đồng thời nói Trung Quốc đang vi phạm những nguyên tắc "kiến trúc an ninh" và sự đồng thuận "tiếp cận phi cưỡng chế" của khu vực.

Trung Quốc ngang nhiên đòi chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, nơi được cho là giàu dầu mỏ và khí đốt, chồng lấn lên vùng biển của nhiều quốc gia khác như Việt Nam, Philippines.

Cho Trung Quốc một vài "giải pháp"

Nhằm tiếp thêm nghị lực cho các đồng minh, một phi cơ giám sát P-8 của Hải quân Mỹ đã cho phép phóng viên hãng tin CNN và tổ quay phim hải quân ghi lại hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa rồi công bố.

"Không ai muốn thức dậy vào một buổi sáng nào đó rồi phát hiện Trung Quốc đã xây vô số tiền đồn, tệ hơn nữa là trang bị chúng với các hệ thống quân sự", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói.

Ernest Bower, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định mục tiêu của Mỹ là thuyết phục Trung Quốc hướng đến giải quyết tranh chấp theo hệ thống quốc tế thay vì áp đặt yêu sách lãnh thổ trải khắp khu vực.

Trong tương lai gần, "tôi nghĩ người Mỹ sẽ cho Trung Quốc một vài giải pháp", ông Bower nói.

Giới chức Mỹ trước đó cho biết tàu hải quân có thể được điều động trong phạm vi 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng để chứng tỏ Washington không công nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đây.

Washington còn tiếp tục thúc đẩy chiến lược tái cân bằng sang châu Á, 4 năm kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sự thay đổi chiến lược này, dù một số quốc gia thấy nó định hình quá chậm.

Mỹ cũng sửa lại các thỏa thuận an ninh với đồng minh Nhật Bản và Philippines, đồng thời tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản nhằm để mắt đến Triều Tiên.

Thủy quân lục chiến Mỹ đang tham gia huấn luyện luân phiên ở Australia, các tàu chiến đấu ven biển hoạt động ngoài khơi Singapore và phi cơ giám sát P-8 đóng tại Nhật Bản đã thực hiện nhiều nhiệm vụ trong khu vực.

Về tổng thể, giới chức quốc phòng Mỹ thông báo hải quân nước này sẽ tăng cường hiện diện thêm 18% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020. Washington hướng đến mục tiêu chuyển 60% tàu hải quân sang Thái Bình Dương vào năm 2020, tăng thêm 3% so với hiện nay.

Các quan chức quân sự Philippines nói có thể thấy rõ thay đổi của Mỹ thể hiện ở hoạt động tập trận, huấn luyện cùng các chuyến thăm của tàu, máy bay. Vấn đề trọng tâm đã chuyển từ chống chủ nghĩa khủng bố sang an ninh hàng hải, một quan chức nói.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như vẫn chưa có dấu hiệu bị ngăn cản. Bắc Kinh hôm 26/5 tổ chức lễ khởi công xây dựng hai hải đăng trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẽ gia tăng "bảo vệ ở các đại dương" và chỉ trích các nước láng giềng có "hành động khiêu khích" trên những bãi ngầm, đá mà Trung Quốc tự nhận là của mình.
     
By releasing video of Beijing’s island reclamation work and considering more assertive maritime actions, the United States is signaling a tougher stance over the South China Sea and trying to spur Asian partners to more action.



The release last week of the surveillance plane footage - showing dredgers and other ships busily turning remote outcrops into islands with runways and harbors - helps ensure the issue will dominate an Asian security forum starting on Friday attended by U.S. Defense Secretary Ash Carter as well as senior Chinese military officials.

As it pushes ahead with a military “pivot” to Asia partly aimed at countering China, Washington wants Southeast Asian nations to take a more united stance against China's rapid acceleration this year of construction on disputed reefs.

The meeting, the annual Shangri-La Dialogue in Singapore, will be overshadowed by the tensions in the South China Sea, where Beijing has added 1,500 acres to five outposts in the resource-rich Spratly islands since the start of this year.

"These countries need to own it (the issue)," one U.S. defense official said on condition of anonymity, adding that it was counterproductive for the United States to take the lead in challenging China over the issue.

More unified action by the partners, including the 10-member Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), needed to happen soon because "if you wait four years, it's done," the official said.

While some ASEAN members, including U.S. ally the Philippines and fellow claimant Vietnam, have been vocal critics of Chinese maritime actions, the group as a whole has been divided on the issue and reluctant to intervene.

But in a sign of growing alarm, the group's leaders last month jointly expressed concern that reclamation activity had eroded trust and could undermine peace in the region.

Experts dismiss the idea of ASEAN-level joint action any time soon in the South China Sea. "It's absolute fantasy," said Ian Storey of Singapore’s Institute on South East Asian Studies.

But stepped-up coordination between some states is possible. Japan's military is considering joining the United States in maritime air patrols over the sea. Japan and the Philippines are expected to start talks next week on a framework for the transfer of defense equipment and technology and to discuss a possible pact on the status of Japanese military personnel visiting the Philippines.

Carter, speaking in Honolulu en route to Singapore, repeated Washington's demand that the island-building stop, saying China was violating the principles of the region's "security architecture" and the consensus for "non-coercive approaches."

China claims 90 percent of the South China Sea, which is believed to be rich in oil and gas, with overlapping claims from Brunei, Malaysia, the Philippines, Vietnam and Taiwan.

SHOWING CHINA SOME "RESOLVE"

As part of Washington's drive to energize its allies, a U.S. Navy P-8 reconnaissance plane allowed CNN and Navy camera crews to film Chinese land reclamation activity in the Spratly islands last week and release the footage.

"No one wants to wake up one morning and discover that China has built numerous outposts and, even worse, equipped them with military systems," Assistant Secretary of State Daniel Russel said.

Ernest Bower, a Southeast Asia expert at the Center for Strategic and International Studies think tank in Washington, said the U.S. goal was to convince China to buy into the international system for dispute resolution rather than impose its sweeping territorial claims on the region.

But in the near term, he added: "I think the Americans are going to have to show China some resolve."

U.S. officials have said Navy ships may be sent within 12 miles (19 kms) of the Chinese-built islands to show that Washington does not recognize Beijing's insistence that it has territorial rights there.

Washington is also pressing ahead with its rebalancing towards Asia, four years after President Barack Obama announced the strategic shift, even as some countries say it is slow to take shape.

The United States has updated its security agreements with treaty allies Japan and the Philippines and is bolstering missile defenses in Japan with an eye on North Korea.

U.S. Marines are training in Australia on a rotational basis, littoral combat ships are operating out of Singapore and new P-8 reconnaissance planes stationed in Japan have flown missions across the region.

Overall, defense officials said, the Navy will increase its footprint by 18 percent between 2014 and 2020. The aim is to have 60 percent of Navy ships oriented toward the Pacific by 2020, compared to 57 percent currently.

Military officials in the Philippines say the U.S. shift has been noticeable, including military exercises, training and ship and aircraft visits. The emphasis has shifted from anti-terrorism to maritime security, one official said.

China has not shown any sign of being deterred. On Tuesday it held a groundbreaking ceremony for two lighthouses in the South China Sea, vowed to increase its "open seas protection," and criticized neighbors who take "provocative actions" on its reefs and islands.

(Additional reporting by Greg Torode in Hong Kong, Nobuhiro Kubo in Tokyo, Manuel Mogato in Manila, Sui Lee Wee in Beijing; editing by David Storey and Stuart Grudgings.)

David Alexander | Reuters
Như Tâm

Theo VNExpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad