Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến viện trợ giửa Trung Quốc và Nhật Bản - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến viện trợ giửa Trung Quốc và Nhật Bản



     
Việt Nam hiện là sân khấu chính trong trận chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản, những nước đang muốn là một nền kinh tế nổi bật trong khu vực châu Á.

Việt Nam đã có phản ứng chống lại một số đầu tư của Trung Quốc Photo: Reuters

Bắc Kinh và Tokyo đã tiếp đãi đất nước này bằng đầu tư và viện trợ, với mục đích muốn xây dựng cơ sở sản xuất chi phí thấp. Vị trí chiến lược của Việt Nam trên các tuyến đường vận chuyển dầu cũng có vai trò trong việc này.

Nhưng vai trò kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc tại Việt Nam đã phải đối mặt với một phản ứng dữ dội vào năm ngoái sau khi Bắc Kinh di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển mà Hà Nội cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình. Kể từ đó, Trung Quốc đã tìm cách lấy lòng người láng giềng bằng những cam kết về các quỹ phát triển, và thiết lập một Ngân hàng phát triển Á châu mới như một cách tiếp cận dựa trên sự đồng thuận để viện trợ.

Chiến thuật của Trung Quốc diễn ra như thế nào ở những nơi như Việt nam, một trong những nước tiếp nhận hỗ trợ kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ là một yếu tố quan trọng trong sự cạnh tranh trong khu vực.


Tokyo đã cấp viện cho Việt Nam nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong những năm gần đây. Trong năm 2014, cung cấp khoảng 1,8 tỷ USD, xây dựng một nhà ga mới tại sân bay quốc tế ở Hà Nội, và một đường cao tốc đa tuyến để đưa du khách vào thủ đô.

Tương tự, Trung Quốc cũng đã nhanh chóng gia tăng hỗ trợ cho Việt Nam, xây dựng một loạt các nhà máy nhiệt điện, tài trợ bởi Ngân hàng xuất khẩu Bắc Kinh.

Nhưng các chính trị gia và các doanh nghiệp địa phương phàn nàn là các nhà máy thường xuyên bị hư hỏng và Trung Quốc mang nhân công của họ đến làm chứ không thuê người dân địa phương.

Những căng thẳng về lãnh thổ với Bắc Kinh sau sự cố giàn khoan dầu gia tăng áp lực phải ít dựa vào viện trợ và đầu tư của Trung Quốc.

"Những vấn đề chính trị gần đây trong quan hệ với Trung Quốc đang thúc giục ta phải đa dạng hóa," Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ thương mại và công nghiệp Việt Nam, cho biết trong một tuyên bố mới đây.

Không chỉ một mình Việt Nam phải cân nhắc lại về việc nên nhận dòng tiền của Trung Quốc đến mức nào. Trong tháng này, chính phủ mới của Sri Lanka cũng đã ngưng một dự án xây dựng trị giá 1.4 tỷ USD trong thủ đô Colombo do Trung Quốc hậu thuẫn với lý do lo ngại là dự án này đã tiến hành mà không đi qua sự phê duyệt cần thiết của chính phủ theo chế độ trước đó.

Cả Indonesia cũng thế, đã phàn nàn về chất lượng của các nhà máy điện do Trung Quốc xây dựng. Và việc Myanmar mở cửa cho đầu tư của phương Tây, tối thiểu đã là một phần của sự mong muốn thu nhỏ những gì đã trở thành một sự phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc như một nhà tài trợ kinh tế. Trong năm 2011, Myanmar đình chỉ việc xây dựng một dự án đập thuỷ điện trị giá 3.6 tỷ USD do Trung Quốc hỗ trợ và năm ngoái đất nước này trì hoãn kế hoạch xây dựng một đường sắt cao tốc nối liền hai nước láng giềng.

Để đáp ứng với tình hình, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện một thúc đẩy quan trọng vào Myanmar, miễn nợ cho hàng tỷ đô la và thiết lập các chương trình hỗ trợ.

Hiện nay, những nỗ lực hòng tạo nên một tổ chức viện trợ mới của Bắc Kinh là một thách thức đối với Tokyo, mà từ những năm 1960 đã kiểm soát Ngân hàng Phát triển Á Châu, một cơ sở cho vay đa phương tập trung vào cơ sở hạ tầng.

Nhật Bản đã cùng với Mỹ lo ngại rằng Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Á châu do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ tuôn các khoản vay mà không đảm bảo môi trường và các biện pháp bảo vệ.

Tín hiệu gần đây từ Trung Quốc, trong đó bao gồm một đề nghị từ bỏ quyền phủ quyết tại ngân hàng mặc dù họ cung cấp 50 tỷ USD vốn ban đầu, đã là một số cách để làm dịu bớt những nghi ngờ như vậy và đưa được một số nước châu Âu cùng nhập cuộc.

Vương quốc Anh, trong việc muốn tham gia cùng giới cho vay như một thành viên sáng lập, cho biết họ muốn tạo cơ hội cho các công ty trong khu vực phát triển nhanh chóng, một sự thừa nhận ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Viện trợ nước ngoài của Bắc Kinh đạt $ 7.1 tỷ trong năm 2013, lớn thứ sáu trên thế giới, sau Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Nhật Bản, theo một nghiên cứu các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, giám sát hỗ trợ nước ngoài của Tokyo vào năm ngoái.

Một báo cáo của chính phủ Trung Quốc gần đây, chứng liệu đầu tiên từng đưa ra một số mức độ chi tiết về chương trình viện trợ mờ ám của họ, cho thấy đã cung cấp cho $ 14.4 tỷ trong viện trợ nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2012.

Viện trợ của Trung Quốc hiện nay có khả năng ngang ngửa với Nhật Bản, làm cho đất nước này trở thành một nhà tài trợ quan trọng ở châu Á, một khu vực mà các chương trình hỗ trợ kinh tế của Mỹ phần lớn đã bị bỏ qua trong những năm gần đây vì Washington gửi nhiều viện trợ kinh tế của mình đến Afghanistan và Pakistan.

Mãi cho đến cuối những năm 2000, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các công ty châu Âu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nhà máy điện ở Việt Nam. Sau đó, các công ty nhà nước của Trung Quốc vào cuộc, được hỗ trợ bởi nguồn tài chính giá rẻ từ Bắc Kinh. Doanh nhân Nhật Bản nói rằng việc này cho phép Trung Quốc xây dựng các nhà máy như thế chỉ với một phần ba chi phí.

Các công ty Trung Quốc đã xây dựng được khoảng hai phần ba số lượng 19.000 MW mà Việt Nam đã bổ sung vào lưới điện của mình từ năm 2007, Kazuyoshi Kume, một nhà quản lý cấp cao tham gia kinh doanh với nhà máy điện Mitsubishi Corp. tại Việt Nam ước tính cho biết.

Nhiều nhà máy Trung Quốc đã phải đối mặt với vấn đề chất lượng, bao gồm cả việc phải hoạt động dưới công suất, ông Nguyễn Quốc Trường, một nhà nghiên cứu tại Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan cấp phát các hợp đồng xây dựng nhà máy điện cho biết. "Các nhà cung cấp Trung Quốc không thực sự đáp ứng tiêu chuẩn của chúng tôi," ông nói.

Hiện nay, Nhật Bản đang xem sự thận trọng của Việt Nam đối với viện trợ Trung Quốc như một cơ hội.

Trước khi sự cố giàn khoan dầu, các công ty Nhật Bản đã nghĩ rằng một công ty Trung Quốc sẽ giành được hợp đồng xây dựng nhà máy điện 688 MW tại khu Duyên Hải trên bờ biển phía nam của mình. Nhưng Việt Nam đã trao hợp đồng này cho Sumitomo Corp của Nhật Bản vào tháng Mười Một.

Trong một cuộc phỏng vấn, Hiroshi Fukuda, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: "Ngày càng có yêu cầu … phải nên độc lập hơn với Trung Quốc". Ông cho biết Tokyo đã làm việc để tăng cường quan hệ ngoại giao với Hà Nội.

  "Những gì chúng ta đang bắt đầu thấy hiện nay là các nước không muốn trở nên quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc"

- Philippa Brandt, China aid expert
"Những gì chúng ta đang bắt đầu thấy hiện nay là các nước không muốn trở nên quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế từ Trung Quốc", Philippa Brant, một chuyên gia viện trợ Trung Quốc tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy nói. "Thực tế là viện trợ của Trung Quốc không phải là tốt hơn."

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Bộ Tài chính tại Bắc Kinh đã không trả lời yêu cầu bình luận về điều này. Chúng tôi (người viết bài) cũng cố gắng tiếp xúc với Export-Import Bank of China, cơ quan giám sát những nguồn vay ưu đãi nhưng đã không thành công. Bắc Kinh đã cho biết họ hy vọng cơ chế sẽ cho vay mới của mình có thể làm việc cùng với các tổ chức hiện có để giúp xây dựng cơ sở hạ tầng của châu Á.

Sau sự cố giàn khoan dầu, Việt Nam đang thực hiện các điều chỉnh. Đất nước này nhập khẩu phần lớn nhu cầu phân bón từ Trung Quốc, nhưng trong năm 2014 lượng nhập khẩu này giảm 20% so với năm trước, với số lượng nhập khẩu nhiều đáng kể hơn từ Nga và Đài Loan.

Vào tháng Giêng, công ty Itochu Corp của Nhật Bản cho biết họ đang nắm cổ phần trong sản xuất hàng dệt may quốc doanh lớn nhất của Việt Nam. Một trong những mục tiêu của sự gắn kết này là để phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam, vốn hiện nay đang lệ thuộc vào khoảng 3 tỷ USD nhập khẩu vải sợi hàng năm từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam, tối thiểu là bởi vì họ có một ngân sách viện trợ lớn và có thể xây dựng cơ sở hạ tầng với giá rẻ hơn, các quan chức Nhật Bản nói.

Trong tuần tới, Trung Quốc và Việt Nam có kế hoạch kết nối đường cao tốc mới, giúp thúc đẩy thương mại và giảm thời gian đi lại giữa Hà Nội và Thành phố Côn Minh, miền nam Trung Quốc.

Bất chấp sự cảnh giác về Trung Quốc, Kenichi Yamamoto, Phó giám đốc Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản ở Hà Nội cho biết,"chính phủ hiểu rằng họ cần phải có một mối quan hệ gần gũi."
     
HANOI, Vietnam—In the battle between China and Japan for economic pre-eminence in Asia, Vietnam is center stage.

Vietnam has seen a backlash against some Chinese investment. Photo: Reuters Photo: Reuters

Beijing and Tokyo have plied the country with investment and aid, with an eye to building up low-cost manufacturing bases there. Vietnam’s strategic location on oil-transport routes also plays a part.

But China’s growing economic role in Vietnam has faced a backlash which intensified after Beijing last year parked an oil rig in waters Hanoi also claims. Since then, China has sought to win over neighbors with pledges of development funds, and bills a new Asian development bank as a consensus-based approach to aid.

How China’s new tack plays out in places like Vietnam, one of the world’s largest recipients of economic assistance, will be another important factor in the regional rivalry.


Tokyo has given more aid to Vietnam than to any other country in recent years. In 2014, it supplied around $1.8 billion, building a new terminal at Hanoi’s international airport, and a multilane highway to carry visitors into the capital.

China, too, has rapidly increased its assistance to Vietnam, constructing a series of coal-fired power plants, financed by Beijing’s export bank.

But local politicians and businesses complain the plants regularly break down and that Chinese firms bring in their own workers rather than hiring locals.

The heightened territorial tensions with Beijing after the oil-rig incident added to pressure to rely less on Chinese aid and investment.

“The recent political issues in relations with China are prompting us to diversify,” Do Thang Hai, Vietnam’s deputy trade and industry minister, said in a recent statement.

Vietnam isn’t alone in rethinking how much to welcome a flow of Chinese money. Sri Lanka’s new government this month put on hold work on a $1.4 billion China-backed construction project in Colombo, the capital, citing concerns it had proceeded without necessary government approvals under the nation’s previous regime.

Indonesia, too, has complained about the quality of Chinese-built power plants. And Myanmar’s opening to Western investment was at least partly driven by a desire to scale back what had become a heavy reliance on China as economic sponsor. In 2011, Myanmar suspended the construction of an $3.6 billion China-backed dam project, and last year it delayed a plan to build a high-speed rail connecting the two neighbors.

In response, Japan under Prime Minister Shinzo Abe has made a major push into Myanmar, forgiving billions of dollars in debt and bulking up assistance programs.

Now, Beijing’s efforts to forge a new aid institution is another challenge to Tokyo, which since the 1960s has controlled the Asian Development Bank, a multilateral lender that focuses on infrastructure.

Japan has echoed U.S. concerns that the China-backed Asian Infrastructure Investment Bank will push loans out the door without ensuring environmental and other safeguards.

Recent signals from China, including an offer to forgo veto power at the bank even though it is providing $50 billion in initial capital, have gone some ways to assuage such doubts and brought several European countries on board.

The U.K., in applying to join the lender as a founding member, said it wanted to forge opportunities for companies in a fast-growing region, an acknowledgment of China’s growing influence.

Beijing’s overseas aid totaled $7.1 billion in 2013, the sixth-largest commitment globally, behind the U.K., the U.S., Germany, France and Japan, according to a study last year by researchers at the Japan International Cooperation Agency, which oversees Tokyo’s foreign assistance.

A recent Chinese government report, the first to give some level of detail on its opaque aid program, said it had provided $14.4 billion in foreign assistance between 2010 and 2012.

China’s aid is now likely comparable in size to Japan’s, making it a major donor in Asia, a region the U.S.’s economic-assistance program has largely bypassed in recent years, with Washington sending much of its economic aid instead to Afghanistan and Pakistan.

Until the late 2000s, Japanese, European and U.S. firms played a major role in building power plants in Vietnam. Then, Chinese state-owned companies came in, backed by cheap financing from Beijing. Japanese businesspeople say that allowed the Chinese to construct plants at a third the cost.

Chinese firms have built about two-thirds of the 19,000 megawatts that Vietnam has added to its grid since 2007, estimates Kazuyoshi Kume, a senior manager involved with Mitsubishi Corp.’s power-plant business in Vietnam.

Many Chinese plants have faced quality issues, including running below full capacity, said Nguyen Quoc Truong, an official researcher at Vietnam’s Ministry of Planning and Investment, which awards power-plant contracts.

“Chinese suppliers don’t really meet our standards,” he said.

For now, Japan is viewing Vietnam’s caution toward Chinese aid as an opportunity.

Before the oil-rig incident, Japanese firms had assumed a Chinese company would win the contract to build a 688-megawatt coal-fired power plant at the Duyen Hai complex on its southern coast. Instead, Vietnam handed the contract in November to Sumitomo Corp. of Japan.

“There’s a growing voice…to be much more independent of China,” said Hiroshi Fukuda, Japan’s ambassador to Vietnam, in an interview. He said Tokyo was working to strengthen its diplomatic ties with Hanoi.

   ‘What we’re starting to see now is that countries don’t want to become too reliant on economic support from China.’

- Philippa Brandt, China aid expert
“What we’re starting to see now is that countries don’t want to become too reliant on economic support from China,” said Philippa Brant, a China aid expert at the Lowy Institute for International Policy. “The reality is China’s aid isn’t inherently better.”

China’s Embassy in Hanoi and the finance ministry in Beijing didn’t respond to requests for comment. Attempts to reach the Export-Import Bank of China, which oversees concessionary lending, weren’t successful. Beijing has said it hopes its new lender can work alongside existing organizations to help build Asia’s infrastructure.

Vietnam is making other adjustments following the oil-rig incident. The country imports a majority of its fertilizer needs from China, but in 2014 imports fell by 20% from the previous year, with significantly more coming from Russia and Taiwan.

In January, Japan’s Itochu Corp. said it was taking a stake in Vietnam’s largest state-owned garment producer. One of the goals of the tie-up is to develop Vietnam’s industry, which currently relies on around $3 billion in annual imports of fabric from China.

Still, China is expected to continue to play a significant role in Vietnam’s development, not least because it has a large aid budget and can construct infrastructure more cheaply, Japanese officials say.

In coming weeks, China and Vietnam plan to connect new highways which will slash traveling time between Hanoi and Kunming in southern China and facilitate trade.

Despite wariness about China, said Kenichi Yamamoto, deputy chief in Hanoi of the Japan International Cooperation Agency, “the government knows they have to have a close relationship.”

—Vu Trong Khanh and Nguyen Anh Thu contributed to this article.

Write to Tom Wright at tom.wright@wsj.com and Mitsuru Obe at mitsuru.obe@wsj.com


Tom Wright And Mitsuru Obe
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn
Nguồn: Vietnam Plays Key Role in China-Japan Aid Battle - Tom Wright And Mitsuru Obe, The Wall Street Journal

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad