Máu đổ gần điện Cẩm Linh, truyền thông Nga đáp trả - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Máu đổ gần điện Cẩm Linh, truyền thông Nga đáp trả




Mạc Tư Khoa - Một thi thể nằm trên một cây cầu dính máu loang lổ, xa xa phía sau là những ngôi sao đỏ lấp lánh của điện Cẩm Linh: một hậu cảnh mang tính biểu tượng hoàn hảo, theo giới truyền thông Nga, để phương Tây dàn dựng một chiến dịch nhằm lăng mạ Tổng thống Vladimir Putin.

Người biểu tình cầm cờ Nga và bích chương in hình nhà đối lập hàng đầu Boris Nemtsov bị hạ sát đêm Thứ Sáu tuần qua xuống đường biểu tình tại quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa vào ngày Chủ Nhật 01-3-2015

Đối mặt với làn sóng ghê tởm trên khắp thế giới sau vụ ám sát nhà đối lập hàng đầu là ông Boris Nemtsow, giới truyền thông trung thành với điện Cẩm Linh đang ra tay phản công, báo động cho người Nga về một chiến dịch tuyên truyền đầy ác ý do thế lực thù địch phương Tây phát động.

Dmitry Kiselyov, một phát thanh viên truyền hình và được biết đến như một trong những ký giả được Putin ưu ái, đã nói với khán thính giả trong giờ cao điểm vào tối Chủ Nhật rằng: “Và họ (phương Tây) nói rằng đó là cách mà một chế độ 'tàn ác' giết những đối thủ của nó. Thế giới nổi giận và căm phẫn. Và rồi đưa đến cấm vận, đến mất điểm tín dụng và đi xa hơn là biến nước Nga và các nhà lãnh đạo hóa thành quỉ dữ.”

“Sử dụng thời điểm mà tình cảm đau buồn bao trùm như hiện nay để phát động một cuộc bút chiến, điều này thật đáng ghê tởm”, Kiseylyov nhận định.

Với sự kiện ông Nemtsov bị bắn gục ngay giữa lòng thủ đô Mạc Tư Khoa vào đêm thứ Sáu tuần qua, nước Nga đang đi vào một giai đoạn giằng co “chúng ta hay chúng nó”, điều này được thể hiện ra trên mặt trận truyền thông, ngày càng ngả theo Putin, kể từ khi người Ukraina xuống đường lật đổ ông tổng thống thân Mạc Tư Khoa vừa tròn cách đây một năm.

Nga đã tố cáo phương Tây ủng hộ một cuộc đảo chánh ở Ukraina. Và hiện nay, những người Nga bày tỏ ủng hộ Tây phương hay nước Ukraina đều bị gọi là những kẻ phản bộ hay “đội quân thứ năm”, một thuật ngữ mà ông Putin dùng cách đây một năm để ám chỉ sự hiện diện của những kẻ thù trong nước sẵn sàng tiếp tay khuấy động làn sóng bất mãn trong dân chúng.

Ông Nemtsow quá quen thuộc khi bị gọi như thế. Ông và nhiều khuôn mặt lãnh đạo hàng đầu đã công kích ông Putin về sát nhập bán đảo Crimea của Ukraina vào Nga, tố cáo Putin ủng hộ những kẻ ly khai ở phía dông Ukraina và làm cho phương Tây áp đặt cấm vận lên nước Nga.

Trong khi vẫn chưa tìm ra manh mối thủ phạm giết ông Nemtsov, những người chỉ trích Putin đều cho rằng luận điệu “đội quân thứ năm” đang giúp tạo nên một không khí trong đó những kẻ hết mình bênh vực điện Cẩm Linh cảm thấy rằng, hạ bệ một người như ông Nemtsov là họ đang biểu diễn một màn yêu nước.

“Boris sẽ được tưởng nhớ…”

Người Nga tuần hành tưởng niệm ông Boris Nemtsow bị bắn chết đêm Thứ Sáu vì đã công kích điện Cẩm Linh

Trong chương trình truyền hình vào đêm Chủ Nhật của mình, Kiselyov đã không đề cập đến việc ông Putin ngay từ đầu đã gọi vụ ám sát là một hành vi khiêu khích nhằm phá hoại uy tín ông chủ điện Cẩm Linh.

Kiselyov nhấn mạnh Putin là một nhà lãnh đạo dân cử được 86% dân chúng tín nhiệm cao chưa từng thấy. Còn ông Nemtsow, theo người ký giả này, chỉ là một khuôn mặt đối lập chẳng có mấy tiếng tăm, không thể so bì với tổng thống Nga.

Mặt khác, Kiselyov tuyên bố ông Nemtsow là người của nước Nga và xách mé gọi ông bằng tên gọi và mô tả nhà đối lập này như là một “muzhik”, tiếng Nga có nghĩa là người Nga cục mịch và là một kẻ có tài mê hoặc người khác.

Kiselyov nói: “Ông ấy được nhìn như là một người đẹp trai, năng nổ, cởi mở và lôi cuốn. Một nhà hùng biện với giọng điệu sắc bén… Và dĩ nhiên Boris sẽ được nhớ như gia vị, với chỉ một liều lượng nho nhỏ, cũng có thể cho một hương vị đậm đặc.”

Hầu hết các viên chức Nga đã chạy theo Putin để đổ lỗi cho phương Tây gây ra những đau khổ cho nước Nga. Và hôm thứ Hai đầu tuần này, cũng có một quan chức nói một giọng điệu như Kiselyov.

Đó là Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ông này nói tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc rằng: "Đó là một tội ác nghiêm trọng khi người ta lợi dụng một thảm kịch như thế... [và] cố gắng thay thế các nhân viên điều tra và các cơ quan công quyền để tung ra những diễn giải mang tính chính trị hóa, vô căn cứ và khiêu khích”.

Phân hóa rạn nứt nặng nề

Nước Nga vẫn còn một số cơ sở truyền thông độc lập công kích chính phủ và, nhiều khi, tấn công cả ông Putin. Vị chủ nhân Cẩm Linh thường xuyên bị châm biếm trên Internet, trên một ít tờ báo như tờ Novaya Gazeta, do cựu chủ tịch Sô Viết cũ là ông Mikhail Gorbachev làm chủ một phần, đả kích ông Putin kịch liệt.

Nhưng đại đa số người Nga đều nghe tin từ truyền hình và tất cả các băng tần chính đều nằm trong tay nhà nước hay những doanh gia lãnh đạo trung thành với điện Cẩm Linh.

Những phản ứng [khác nhau] trước vụ giết người đã cho thấy một tình trạng phân hóa và rạn nứt trong xã hội, mà một bên là giai cấp trung lưu tự do và cởi mở nhưng số lượng nhỏ, cảm thấy bị cách ly và sợ hãi không dám bày tỏ chính kiến, và một đa số thân Putin mà những người đối lập nhìn như những kẻ hung hăng và mồm loa mép giải.

Nhà chức trách đã nghĩ ra một vài động cơ khả thi và phương hướng điều tra, từ sự ghen tuông của người tình ông Nemtsov, là người mẫu Anna Duritskaya, đến việc ông ủng hộ tuần báo trào phúng Pháp Charlie Hebdo vẽ tranh biếm họa tiên tri Mohammad.

Họ cũng đang khuấy bùn trong ao để thừa nước đục thả câu, nhắc nhở người dân là ông Nemtsov đã đến thăm và ủng hộ Ukraina, đã có một người tình trẻ hơn ông nhiều tuổi và một thời từng là phó thủ tướng nên có thể đã gây thù chuốc oán.

Những lý lẽ trên không đủ sức thuyết phục hàng chục ngàn người xuống đường tuần hành tại các thành phố lớn vào ngày Chủ Nhật. Họ cầm những biểu ngữ tuyên bố: “Tôi không sợ”. Nhiều người biểu tình cho hay họ lo sợ cho tương lai nước Nga.

Nhưng trong một dòng Twitter thuộc về phe nổi loạn ở phía đông Ukraina, có tên là “Strelkov” để tỏ lòng kính trọng một cựu chỉ huy phe nổi loạn người gốc Nga đã từng chiến đấu ở đó, gọi cuộc tuần hành là “một cuộc diễu hành của những kẻ đồng tính dành những kẻ ủng hộ tự do và Ukraina”. Đồng tính gay là thuật ngữ được một số người bảo thủ dùng như một lời chửi bới.

Những nhà lãnh đạo đối lập cho đến nay đã không thể đoàn kết mọi người để công kích sự lãnh đạo của Putin. Họ không thắng được hình ảnh của Putin trước công chúng như một nhà ái quốc. Và họ cũng chẳng vượt qua được những mâu thuẫn và khác biệt trong nội bộ của phe đối lập.

Nhưng vụ ám sát ông Nemtsov có thể làm sập rào cản tâm lý nói trên, theo như tờ Vedomosti viết. Đây là nhật báo kinh doanh thường chỉ trích chính phủ và tương lai của chính nó cũng đang bị đe dọa.

“Vụ ám sát xảy ra vào một giai đoạn mà xã hội đang ở giữa cuộc nội chiến lạnh,” tờ báo viết như vậy và viết thêm rằng, những vụ giết người như thế thường làm cho các nhà lãnh đạo nhanh chóng áp đặt những chính sách cứng rắn hơn.

Siết chặt gọng kềm kiểm soát, tờ báo viết “sẽ đưa đến việc quốc gia phải khép kín hầu hết cánh cửa kinh tế và chính trị, đàn áp thẳng tay những người bất đồng chính kiến và đặt nền kinh tế vào cửa tử".

(Bổ sung thông tin bởi Gabriela Baczynska và Lidia Kelly, biên tập bởi Timothy Heritage và Mark Trevelyan)

Blood near the Kremlin: Russia's media fight back

(Reuters) - A corpse on a bloodstained bridge, with the Kremlin's red stars glowing behind: the perfect symbolic backdrop, Russian media say, for the West to step up a campaign to vilify President Vladimir Putin.

Faced with a wave of revulsion around the world at the assassination of leading opposition figure Boris Nemtsov, the loyal media establishment is on the counter-attack, preparing Russians for a malicious propaganda campaign by a hostile West.

"And they say that's how the 'bloody regime' kills its competitors. The world is outraged and indignant. And then - sanctions, credit downgrades and the further demonization of Russia and its leader," Dmitry Kiselyov, a TV anchor reputed to be one of Putin favorite journalists, told his prime-time audience on Sunday evening.

"At a time when there is grief, to engage in polemics is disgusting."

With the gunning-down of Nemtsov in central Moscow late on Friday, Russia enters a new phase of the 'us or them' tug-of-war that has played out in the media, increasingly pliant to Putin, since Ukrainians took to the streets and overthrew their Moscow-leaning president just over a year ago.

Russia accused the West of backing 'a coup d'etat' in Ukraine. Now those who support the West or Ukraine are called traitors or a 'fifth column', a term Putin used a year ago to suggest the presence of internal enemies ready to help stir up discontent.

It was a term familiar to Nemtsov who, along with many opposition figures, had criticized Putin for annexing Ukraine's Crimea peninsula, supporting separatists in east Ukraine and causing the West to impose sanctions on Russia.

While the murder is so far unsolved, Putin's critics say the 'fifth column' rhetoric has helped to create a climate in which pro-Kremlin hardliners could have felt they were performing a patriotic duty in disposing of a man like Nemtsov.

"BORIS WILL BE MISSED"

In his Sunday night show, Kiselyov moved away from Putin's initial characterization of the murder as a 'provocation' meant to undermine the Kremlin chief.

Putin is an elected leader whose popularity ratings have hit 86 percent, Kiselyov pointed out. Nemtsov, he implied, was an opposition figure of little significance, not to be compared with the president.

Instead, he claimed Nemtsov as Russia's own, calling him by his first name and describing him as a "muzhik", a typical Russian bloke, and a charmer.

"He was seen as a handsome, charismatic, open and energetic man. An artistic orator with a biting tongue ... And of course Boris will be missed like spice, which in small doses can give a rich taste," he said.

Russian officials, most of whom have followed Putin by blaming the country's woes largely on the West, took a similar line to Kiselyov on Monday.

Foreign Minister Sergei Lavrov told the United Nations Human Rights Council it was "sacrilege to use such tragedies ... to try to substitute investigators and law enforcement organs by pushing politicized, ungrounded and provocative interpretations".

RIFT WIDENS

Russia still has some independent media critical of the government and, at times, Putin. The president is frequently satirized on the Internet; a few newspapers such as Novaya Gazeta, part-owned by former Soviet leader Mikhail Gorbachev, are fiercely critical of him.

But the vast majority of Russians get their news from television, and all the main channels are either in the hands of the state or of business leaders loyal to the Kremlin.

Reactions to the murder underscored a rift in society between a small liberal middle class, which feels marginalized and fearful of expressing its views, and a pro-Putin majority that opponents see as increasingly strident and aggressive.

The authorities have come up with several possible motives and lines of investigation, from jealousy over Nemtsov's girlfriend, model Anna Duritskaya, to his support of French satirical weekly Charlie Hebdo over its cartoons of the Prophet Mohammad.

They are also muddying the waters, reminding people Nemtsov had visited and supported Ukraine, had a much younger girlfriend, and was once a deputy prime minister who may have had rivals and enemies.

The arguments did not deter tens of thousands from marching in big cities on Sunday holding banners declaring: "I am not afraid". Many said they feared for the future of Russia.

But a Twitter feed belonging to rebels in eastern Ukraine under the name "Strelkov", in homage to a former Russian rebel commander who fought there, called Sunday's march "a gay parade for Ukraine supporters and liberals". Gay is a term that is used as an insult by some conservatives.

Opposition leaders have failed so far to unite the critics of Putin's leadership, hamstrung by his popular appeal to patriotism. Nor have they been able to overcome their own rivalries and differences.

But Nemtsov's murder may have broken a psychological barrier, wrote Vedomosti, a business daily that is critical of the government and whose future is in doubt.

"It has happened at a moment when society is in the middle of a cold civil war," said the newspaper, adding that such killings often prompt leaders to pursue tougher policies.

A tightening of the screws, it said, "would mean the almost complete political and economic closure of the country, the severe repression of those who disagree, and put the kibosh on the economy."

(Additional reporting by Gabriela Baczynska and Lidia Kelly, editing by Timothy Heritage and Mark Trevelyan)

Elizabeth Piper - Reuters
Khải Huyền dịch
Theo Dân Luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad