Cộng sản Việt Nam đang đau đầu với Internet - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Cộng sản Việt Nam đang đau đầu với Internet




Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang mò mẫm tìm câu trả lời cho việc liệu Facebook có phải là một mối đe dọa sinh tử đến quyền lực kìm kẹp của đảng hay là một cơ hội mới để giao tiếp với 90 triệu dân của đất nước. Khi khởi đầu một năm nhiều biến động chính trị, với việc chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng, hiện tượng Facebook đã trở thành quan trọng và đi vào chương trình nghị sự của đảng.

Ngôi sao đỏ trên Internet
Đúng là có rất nhiều những bài đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội đã khiến những người bảo thủ trong Bộ Chính trị khó tiêu. Ví dụ như, câu chuyện về người lãnh đạo nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng đang nằm chờ chết vì bệnh bạch cầu trong tháng mười hai với những tin đồn cho rằng ông đã bị đầu độc bởi điệp viên Trung Quốc theo lệnh của phe "thân Tàu" trong chế độ.

Ngay trước đó, một câu chuyện thậm chí còn độc hại hơn loan truyền về hệ quả của một hội nghị với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô năm 1988, trong đó các nhà lãnh đạo trong cùng phe thân Trung Quốc từng đồng ý rằng Việt Nam sẽ trở thành một khu vực lệ thuộc Trung Quốc để đổi lấy sự ủng hộ của đất nước này.

Cho dù những tin đồn là có tính phá hoại hoặc chỉ đơn giản là ngớ ngẩn, những nỗ lực ngăn chặn người dân tiếp cận với ý tưởng trên mạng Web của đảng/nhà nước đã thất bại hoàn toàn. Chế độ Hà Nội có thói quen ban hành những nghị định mà họ không thể thực hiện. Ví dụ, nghị định 72 ban hành vào tháng Tám năm 2013 bao gồm điều khoản cấm các cá nhân không được đăng tải "thông tin" trên mạng xã hội. Điều khoản ấy lập tức dẫn đến hàng loạt than phiền từ các phương tiện truyền thông nước ngoài và các tổ chức tự do ngôn luận, nhưng phải chăng chính những Facebooker người Việt đã thay đổi lối nghịch ngợm của mình?

Các nỗ lực đe dọa cộng đồng blogger bất đồng chính kiến của Việt Nam của các cơ quan an ninh nội bộ cũng không hề thành công. Dù hiện có hàng chục blogger đang phải mòn mỏi trong tù, nhưng các blog mới vẫn mọc lên để lấp đầy các khoảng trống gây ra từ sự đàn áp.

Những người điều hành bộ máy Tuyên truyền và Huấn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không đầu hàng. Hiện nay, họ đang thúc đẩy một kế hoạch củng cố các phương tiện truyền thông dưới sự kiểm soát của đảng/nhà nước. Đó là một nỗ lực với một mục tiêu quen thuộc: hợp lý hóa các phương tiện truyền thông để làm tốt hơn nhiệm vụ " đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ xây dựng, bảo vệ đất nước và nâng cao tinh thần và phát triển quyền làm chủ của nhân dân".

"Quyền làm chủ của nhân dân" là lối nói nước đôi để đảng kiểm soát đời sống chính trị của Việt Nam.

Một kế hoạch củng cố được lưu hành rộng rãi trong các kênh chính thức vào cuối năm 2014, gây kinh hoàng cho các biên tập viên của hai ba chục tờ báo vẫn còn lợi nhuận của đất nước. Những tờ báo này là các tinh hoa của ngành xuất bản "dòng chính" được cấp phép và giám sát của Việt Nam. Họ đang ở trong tình trạng bán độc lập với sự kiểm duyệt, vì họ có lợi nhuận, và có lợi nhuận vì họ phục vụ độc giả những câu chuyện pha trộn giữa trí tưởng tượng phong phú và sự sâu sắc, những câu chuyện vốn không quá cần thiết phải có sự hướng dẫn của Vụ Tuyên truyền và cánh tay thực hiện của ban ngành này là Bộ Thông tin và Truyền thông.

"Những gì chúng tôi đang cố gắng làm", một biên tập viên giải thích, "là làm sao để chạy những câu chuyện trên các phương tiện truyền thông vẫn được kiểm soát." Nhưng nếu các kế hoạch củng cố được thực hiện, "nó sẽ giết chúng tôi," ông nói thêm.

Một bản sao chụp kế hoạch của Vụ Tuyên truyền cung cấp cho Asia Sentinel cho thấy có 199 tờ báo in và 98 trang báo trực tuyến (trong đó có 76 là phiên bản trực tuyến của báo in). Tuy nhiên, "con số đó chưa hợp lý," những người soạn thảo kế hoạch nói. "Việc tiếp cận thông tin thì thừa mứa ở một số nơi nhưng lại thiếu thốn ở chỗ khác." Hơn nữa, kế hoạch cho thấy, đa số các tờ báo trong số này là phụ thuộc vào trợ cấp từ các tổ chức khác nhau của nhà nước.

Vụ Tuyên truyền có một điểm hợp lý. Mặc dù báo chí Việt Nam được phép bán quảng cáo và làm đầy các trang báo của mình bằng những bản tin giật gân trong một phần tư thế kỷ, nhưng về tổng thể các phương tiện truyền thông là một gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Nhiều tờ báo chỉ đơn giản nặng về tuyên truyền nội bộ cho các Bộ, cơ quan, viện nghiên cứu, các hiệp hội nhà nước với số phát hành ít ỏi và thậm chí số độc giả còn nhỏ hơn. Những tờ báo này có thể biến mất mà có lẽ ngoài Vụ Tuyên truyền ra không ai thương tiếc.

Trớ trêu thay, những gì mà các viên chức giám sát phương tiện truyền thông muốn là làm cho những tờ báo tốt nhất của Việt Nam trở thành tồi tệ nhất, tức là trở thành những nhà cung cấp đáng tin cậy cho những lời lẽ vô nghĩa của các viên chức. Họ đề xuất thực hiện việc này bằng cách tài trợ sự sáp nhập giữa những tờ báo mạnh và những tờ yếu về tài chính. Nói cách khác, điều đó có nghĩa là một số ít các tờ báo có tính độc lập và hấp dẫn đại chúng sẽ bị buộc phải thấm nhập các ấm phẩm đi đúng đường lối của đảng. Theo một quan chức cấp cao, nhà nước sẽ nhấn mạnh rằng các phương tiện truyền thông sẽ hoàn thành nghĩa vụ chính trị và tuyên truyền của mình và "không hoàn toàn chạy theo lợi nhuận, không cho phép cá nhân sở hữu các phương tiện truyền thông, cũng không cho phép 'lợi ích' kiểm soát các phương tiện truyền thông."

Mỉa mai hơn: các dự án tăng cường "lãnh đạo" các phương tiện truyền thông dưới sự kiểm soát của nhà nước (bao gồm cả mạng lưới phát thanh và truyền hình cũng như các tờ báo và tạp chí) được thúc đẩy bởi nhận thức rằng ở Việt Nam cũng ở như các nơi khác, chính phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến đang nhanh chóng trở thành những nhà cung cấp thông tin chiếm ưu thế.

"Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự tăng trưởng bùng nổ của Internet, toàn cầu hóa. . . , các hoạt động phá hoại của kẻ thù của chúng ta, và ... các khó khăn về kinh tế đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho sứ mệnh lãnh đạo và quản lý các phương tiện truyền thông của chúng ta."

Mỉa mai hơn nữa: các trang blog ẩn danh của những người trong nội bộ, một đặc điểm mới của không gian mạng Việt Nam, đang ăn cắp độc giả từ các tờ báo thông thường. Trong những năm tháng chính trị vừa qua, khi các phe phái tranh dành lợi thế, báo chí có thể dựa vào rất nhiều tin rò rỉ. Năm nay, các nhà kiểm duyệt của chính phủ đã áp đặt một nắp đậy để che kín những câu chuyện như vậy, mặc dù rất nhiều tiết lộ từ các nguồn đáng tin trên trực tuyến đã phô bày những rác rưởi tạp nhạp buồn cười của chính trị Việt Nam.

Kế hoạch hợp nhất phương tiện truyền thông của Bộ Tuyên truyền đã được xem xét và chấp thuận về nguyên tắc trong Hội nghị lần thứ 10 của Ủy ban Trung ương của đảng vào tháng Giêng. Trước, trong và sau cuộc họp đó, những người gìn giữ đường lối của Đảng đã nhấn mạnh đến mối đe dọa từ các phương tiện truyền thông trực tuyến không được kiểm soát.

Bộ trưởng Đinh Thế Huynh, một trong 16 thành viên Bộ Chính trị, khiển trách giới truyền thông chính thống thụ động. "Khi biết rõ một số tin tức là sai, thậm chí là bịa đặt mình nên bác bỏ nó không chờ đợi để được hướng dẫn." Huynh tiếp tục cảnh báo chống lại những gì được gọi là "tự do ngôn luận kiểu phương Tây, một khái niệm được khai thác để vu khống báo chí cách mạng, khiến các nhà báo từ bỏ nhiệm vụ chính trị của mình".

Thứ trưởng Bộ Thông tin Trương Minh Tuấn tuyên bố rằng Việt Nam đang ở trong một cuộc chiến tranh thông tin và nhiều người dân sẽ bị thu hút bởi các thông tin có nội dung bị bóp méo và bôi nhọ trên trực tuyến trừ khi cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông chính thống phản ứng nhanh chóng.

"hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm - xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân," ông nói. "tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật Việt Nam."

Ông tiếp tục, các phương tiện truyền thông, "là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng."

Ngày hôm sau, 16 tháng Giêng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sử dụng dịp tổng kết cuối năm các thành tựu của chính phủ mình để xoay chuyển qua một hướng tích cực hơn của riêng mình về hiện tượng Facebook.

Phát biểu với các cấp dưới của ông, thủ tướng kêu gọi họ và các nhân viên giải quyết các vấn đề khẩn trương, minh bạch và chính xác trên mạng "Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin", Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí" Dũng nhấn mạnh rằng không ai có thể bị khiển trách vì đưa ra các sáng kiến để sửa chữa thông tin xấu về các nội dung thuộc thẩm quyền của mình.

"Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin", ông Dũng nói. "Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt trong năm nay."

Ông nói, hơn 30 triệu người Việt Nam "đang sử dụng các mạng xã hội và đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm được. Điều quan trọng là các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin chính thống, chính xác và đúng đắn để xã hội hiểu đúng."

Về kế hoạch hợp nhất phương tiện truyền thông, việc sáp nhập mạng lưới truyền hình hàng đầu với một kênh cáp nhỏ hơn đã được công bố; kế hoạch này sẽ được hoàn thành trong năm 2017. Các sáng kiến củng cố khác có thể sẽ phải chờ cho đến đại hội đảng vào tháng Giêng tới. Cả hai phe cấp tiến và bảo thủ đều đồng ý về nguyên tắc là thông tin xấu nào cũng phải được chân chỉnh kịp thời. Điều này liệu có thể xảy ra trong khi chờ đợi đại hội đảng ? Chừng nào kết quả còn chưa rõ ràng, các quan chức cấp cao hơn sẽ có khả năng sai lầm khi đứng về phía cảnh giác.

Dù không phải là một nhóm tiến bộ nhưng Dũng và những người ủng hộ ông là những người thực dụng. Nếu họ chi phối được quốc hội - như hiện đang có vẻ có khả năng - thì đó sẽ là một bảo đảm an toàn cho thấy kế hoạch truyền thông hiện nay sẽ bị loại bỏ vì mối lợi của một cái gì ít tư tưởng giáo điều nhưng nhiều tính thị trường hơn.

A hidebound party tries to decide how to use Facebook

The leaders of Vietnam’s Communist Party are groping for answers on whether Facebook is a mortal threat to the party’s grip on power or if it is a new opportunity to communicate with the country’s 90 million citizens. As the party begins a highly political year, with a possibly momentous Party Congress on the horizon), the Facebook phenomenon has risen high on its political agenda.

Red star over the Internet
There is plenty that’s posted in the social media that rightly gives conservatives in the Politburo indigestion. For example, as the popular former mayor of the city of Danang lay dying of leukemia in December, rumors swirled that in fact he had been poisoned by Chinese agents at the behest of the regime’s “pro-China faction.”

Just before that, an even more toxic story circulated to the effect that in a conclave with Chinese leaders in Chengdu in 1988, leaders of the same China faction agreed that Vietnam, in return for Chinese support, would become a de facto region of China.

Whether those rumors are subversive or just plain silly, the party/state’s efforts to prevent citizens from accessing ideas on the Web have failed utterly. The Hanoi regime has a habit of issuing decrees that it cannot enforce. Decree 72, issued in August 2013, for example, included an article forbidding people who post to social media from “providing aggregated news.” That prompted a fusillade of tut-tutting by foreign media and free speech organizations, but did Vietnamese Facebookers change their naughty ways? Not one whit.

Nor have the efforts of Vietnam’s internal security agencies to intimidate Vietnam’s dissident blogger community been conspicuously successful. Several dozen bloggers now languish in jail, but new blogs still spring up to fill the spaces left by the suppression of others.

The people who run the Vietnamese Communist Party’s Propaganda and Training Department haven’t given up. Now they are pushing a plan for consolidation of the media under the party/state’s control. It is an effort with a familiar objective: rationalize the media so it will do a better job of “meeting the need for news that serves the need ot build and defend the Nation and raises the morale and develops the mastership of the People.”

“Mastership of the People” is double-speak for Party control over Vietnam’s political life.

The consolidation plan circulated widely in official channels toward the end of 2014, stunning the editors of the nation’s two or three dozen still-profitable newspapers. These papers are the elite of Vietnam’s “mainstream” (licensed and supervised) publishing sector. They are semi-independent of the censor because they are profitable, and profitable because they serve up to readers an imaginative and insightful mix of stories that comply no more than necessary with guidance from the Propaganda Department and its executive arm, the Media Bureau of the Ministry of Information and Communications.

“What they’re trying to do,” one editor explained, “is to dictate the narrative in the media that they still control.” If the consolidation plan is implemented, “it will kill us,” he added.

A copy of the Propaganda Department plan provided to Asia Sentinel counts 199 print newspapers and 98 online papers (of which 76 are the online editions of print newspapers). “That’s not rational,” say the plan’s authors. “Access to information is overabundant in some places and lacking in others.” Further, the plan points out, many of these papers depend on subsidies from the state’s various institutions.

The Propaganda Department has a point. Even though Vietnam’s press has been allowed to sell advertising and fill its pages with sensational stories for a quarter-century, overall the media is a drag on the state budget. Many papers are simply propaganda-laden house organs of ministries, agencies, institutes, state-chartered associations or local governments, with small circulation and even smaller readership. These could vanish and no one would shed a tear except, perhaps, in the Propaganda Department.

Ironically, what the official minders of the media want is to make Vietnam’s best newspapers more like its worst, i.e., reliable purveyors of official blah-blah. They propose to do this by sponsoring mergers between the financially strong and the financially weak. That means, in other words, that the handful of papers with an independent streak and mass appeal would be forced to absorb Party-line publications. According to a senior official, the state would insist that the media discharge its political and propaganda duty, and “not run purely after profit, nor let private individuals own the media, nor let ‘the interests’ control the media.”

More irony: the project to strengthen “leadership” of the media under state control (which includes radio and TV networks as well as newspapers and magazines) is motivated by realization that in Vietnam as elsewhere, it is the online social media that are fast becoming the dominant purveyors of information.

“The rapid development of information technology, the explosive growth of the Internet, globalization . . . , the destructive activities of our enemies, and… economic difficulties have created lots of problems for our mission of leading and managing the media.”

Yet more irony: anonymous blogs by political insiders, a new feature of Vietnam’s cyberspace, are stealing readers from the conventional press. In past political years, the newspapers could expect plenty of leaks as party factions jostled for advantage. This year government censors have imposed a tight lid on such stories, even though online plenty of well-sourced exposés titillate Vietnam’s political junkies.

The Propaganda Department’s media consolidation plan was considered and approved in principle during the 10th Plenum of the party’s Central Committee in January. Before, during and after that meeting, custodians of the party line highlighted the threat from unregulated online media.

Department chief Dinh The Huynh, one of the 16 members of the Politburo, chided the mainstream media for passivity. “When you know full well that some news is wrong, even fabricated, you yourself should refute it, and not wait for guidance.” Huynh warned further against “what is called Western-style ‘freedom of speech and opinion,’ a concept that’s being exploited to slander…the revolutionary press, to induce journalists to abandon their political mission.”

Deputy Minister of Information Truong Minh Tuan declared that Vietnam is in an information war and that many citizens will be seduced by distorted or libelous online content unless responsible authorities and the mainstream media react swiftly.

“Hundreds of websites with servers in foreign countries…distort, mock and slander the party and libel and offend the honor of senior Party leaders, aiming at splitting the people from the party,” he said. “This is cyber-crime, a violation of Vietnam’s Constitution.”

The media, he continued, “are the means of information, an instrument of propaganda, an important ideological weapon of the party and state, the forum of the people, established under the Party’s direct and comprehensive leadership.”

The next day, Jan.16, Prime Minister Nguyen Tan Dung used a year-end review of his government’s accomplishments to put his own more positive spin on the FaceBook phenomenon.

Speaking to his chief subordinates, the PM insisted that they and their staff go on line to address developing issues urgently, transparently and accurately. “All of you use the social media, you flip open your smart phones to see what’s being said on Facebook.” Dung stressed that no one would be reprimanded for taking the initiative to correct bad information on matters within their competence.

“On the ‘Net, anyone can say whatever they want, but if there’s the ‘orthodox’ version from the Gov’t, the people will trust it,” Dung said. “This is a new responsibility that must be done well this year.”

More than 30 million Vietnamese, he says, “insist on getting their news from the Internet. That’s something we cannot prohibit. What is important is that responsible agencies must supply accurate information so that the people aren’t led astray by incorrect information.”

As for the media consolidation plan, a merger between the top TV network and a smaller cable channel has been announced; it is to be consummated in 2017. Other consolidation initiatives will probably go on hold until the party congress next January. Both progressives and conservatives agree in principle that bad information ought to be promptly corrected. Will that happen with a party congress pending? As long as the outcome is unclear, senior officials more than likely will err on the side of caution.

Dung and his supporters are a pragmatic though not uniformly progressive bunch. If they emerge dominant from the congress – as seems likely – it’s a safe bet that the present media plan will be scrapped in favor of something less ideological and more market-friendly.

David Brown/Asia Sentinel
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn
Nguồn: Vietnam’s Communists Conjure with the Internet - David Brown/Asia Sentinel

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad