Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Chủ nghĩa cộng sản thân hữu tại Trung Quốc



Lặng lẽ mà xem Tập Cận Bình
Bắt ruồi đánh hổ giữa quan, binh.
Lắm người nao nức trong chờ đợi,
Vì biết đâu, Bình đập vỡ bình!

Trong chiếc bình kia nhung nhúc dòi
Quẳng vào đống rác cũng đành thôi.
Tội tình gì phải ôm mang mãi
Khổ lụy quê hương, nhục giống nòi?

(Cảm tác của dịch giả về bài xã luận sau đây của Bùi Mẫn Hân)

Bùi Mẫn Hân
Trần Ngọc Cư dịch

Vào thời điểm Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào cuối năm 2012, hầu hết các nhà quan sát thời sự đều nghĩ rằng ông sẽ chỉ thông qua các đề xuất, bỏ tù một số quan chức cao cấp rồi tiến hành công việc như cũ, đâu lại vào đấy thôi. Dù sao, các lãnh đạo tiền nhiệm của ông gần như đã lợi dụng các cuộc điều tra chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị của mình và củng cố quyền lực. Các biện pháp kỷ luật thường được tiến hành rầm rộ trong vòng một năm sau khi nhà lãnh đạo mới được chỉ định làm Tổng Bí thư và giảm dần cường độ vào năm tiếp theo.

Nhưng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã vượt quá điều mong muốn trước mắt là khẳng định địa vị chính trị tối cao của mình. Đây là một chiến dịch với tầm mức và tham vọng chưa từng có trước đây, đánh vào một tầng lớp gồm khoảng 5.000 quan chức cao cấp đang điều hành những cơ quan trọng yếu nhất của ĐCSTQ, của Chính phủ, của Quân đội và các công ty Nhà nước. Mục tiêu của chiến dịch không nằm ngoài nỗ lực xóa bỏ một hệ thống cai trị bất thành văn mà các lãnh đạo chóp bu dùng để cai trị Trung Quốc kể từ cuộc đàn áp Thiên An Môn năm 1989: một mạng lưới tự củng cố bằng các mối quan hệ dựa vào chế độ bảo trợ và tham nhũng. Là một lãnh đạo thấy mình được thôi thúc bởi một sứ mệnh lịch sử là phải bảo vệ quyền cai trị của ĐCSTQ bằng mọi giá, ông Tập đã coi nạn tham nhũng tràn lan hiện nay như một mối đe dọa nghiêm trọng cho sự tồn tại lâu dài của chế độ.

Nhưng tham nhũng đã thấm sâu vào nhà nước đảng trị này đến nỗi nó trở thành chất keo để giữ cho guồng máy khỏi tan rã. Và vì thế, chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Tập nhằm đảm bảo sự trường tồn của ĐCSTQ hình như đang đặt ra một mối đe dọa cho sự sống còn của Đảng trong ngắn hạn hoặc trung hạn.

Các số liệu đáng tin cậy đo lường nạn tham nhũng tại Trung Quốc là tương đối hiếm hoi, nhưng một số chỉ dẫn, gồm cả những số liệu được Chính phủ kiểm duyệt, đã hỗ trợ cho sự đồng thuận của những nhà quan sát tình hình Trung Quốc, rằng nạn tham những đã gia tăng đáng kể trong hai thập niên qua. Theo các vụ tham nhũng được tường trình trên các phương tiện truyền thông chính thống có thẩm quyền nhất, món tiền hối lộ trung bình đã tăng vọt từ 91.000 USD năm 2000 lên đến 225.000 USD năm 2009, nghĩa là tăng 100 phần trăm (sau khi điều chỉnh lạm phát).

Kể từ đầu thập niên 1990 đến nay, các quan tham ăn cắp công quĩ càng nhiều hơn, một phần nhờ vào sự gia tăng to lớn trong ngân sách chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng. Các hợp đồng béo bở về xa lộ, hải cảng và đường sắt là những cơ hội để họ làm giàu cho chính mình, cho thân nhân và bạn bè. Các đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà đất và các bất động sản khác gia tăng trung bình từ 36 phần trăm GDP trong thời kỳ 1980-1991 đến hơn 41 phần trăm GDP trong thời kỳ 1992-2011.

Dựa vào các dữ liệu của năm 2011, đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 1/3 tổng số đầu tư vào bất động sản. Mười sáu người đứng đầu ngành giao thông vận tải tại 11 tỉnh đã bị trừng trị nghiêm khắc (một người bị xử tử) về tội tham nhũng trong vòng hai thập kỷ qua. Năm ngoái, Bộ trưởng Đường sắt lâu năm, Lưu Chí Quân [Liu Zhijun], nhận án tử hình treo về tội đã nhận hơn 10 triệu USD tiền hối lộ.

Một nguồn lợi khác từ trên trời rơi xuống là chương trình tư hữu hóa — được gọi bằng mỹ từ “cải tổ quyền làm chủ tài sản”, chỉ vì một ái ngại ý thức hệ còn sót lại về việc biến các tài sản trên danh nghĩa là của nhà nước thành tài sản tư nhân. Từ đầu thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc dần dần nới lỏng quyền kiểm soát việc sử dụng các tài nguyên đất đai và hầm mỏ, chẳng hạn, cho phép các quan chức địa phương được tự do chuyển nhượng các tài sản quí giá này cho thân nhân và bạn bè — một thứ tự do chưa từng có trước đó. Trong một vụ tai tiếng nghiêm trọng liên quan đến Chu Vĩnh Khang [Zhou Yongkang], trùm Công an vừa mới nghỉ hưu, người con trai cả của ông đã mua hai lô dầu lửa từ một đại công ty năng lượng nhà nước là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc với giá gần 3,2 triệu USD rồi nhanh chóng bán lại, thu về một lợi nhuận trên 80 triệu USD. Theo một cuộc điều tra của tạp chí doanh nghiệp Tài Tân [Caixin] rất uy tín tại Trung Quốc, Tào Vĩnh Chính [Cao Yongzheng], một thân hữu của ông Chu và là người từng khoe khoang có thể tiên đoán được tương lai, hình như đã được tặng một lô dầu lửa đã đem lại cho ông một số lợi nhuận gần 100 triệu USD một năm – rất có thể đây là một phần thưởng cho một số dịch vụ nào đó.

Căn cứ vào tin tức từ văn phòng của các công tố viên tỉnh và thành phố, khoảng từ 1/3 đến 2/3 số vụ tham nhũng tại Trung Quốc hiện nay có liên quan đến các nhóm quan chức và doanh nhân. Trong thập niên 1980, hầu hết các tội tham nhũng đều do các cá nhân tự mình gây ra. Hình thức tham nhũng cấu kết mới hiện nay độc hại hơn nhiều vì nó khó bị phát hiện và chặn đứng hơn, đồng thời nó bào mòn sự vẹn toàn cơ chế của nhà nước.

Nó cũng đe dọa quyền kiểm soát của Đảng đối với các lãnh đạo cao cấp địa phương: Các quan chức cấu kết nhau thường thăng thưởng và bao che nhau bằng một mạng lưới ô dù được tổ chức chặt chẽ. Tại thành phố Mậu Danh [Maoming], thuộc tỉnh Quảng Đông, hơn 240 viên chức địa phương, gồm ba bí thư thành ủy liên tiếp, phó chủ tịch thành phố, trưởng ban công an thành phố, trưởng ban chống tham nhũng và nhiều lãnh đạo cơ quan của thành phố, đều có dính líu vào một vụ tai tiếng tham nhũng trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2012. Trong một vụ đại tai tiếng đang diễn ra tại tỉnh Sơn Tây, nơi có trữ lượng than đá phong phú, bốn trong 13 quan chức cao cấp nhất của vùng này đã bị bắt giữ vì “các vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng,” một cách gọi khác của nạn tham ô, trong đó có cả trưởng ban chống tham nhũng của tỉnh này.

Nạn tham nhũng tràn lan này đã vô tình tạo một cơ hội hiếm có để ông Tập lập thành tích nhanh chóng sau khi vươn lên địa vị cao nhất tại Trung Quốc. Chống tham nhũng hiện nay là một trong ba cột trụ chính trong chiến lược đối nội của ông, song song với cải tổ kinh tế và ngăn chặn các lực lượng dân chủ. Cuộc chiến chống tham nhũng này phục vụ một số mục tiêu cho ông. Như đã từng diễn ra trước đây, nó có thể giúp ông Tập loại bỏ các đối thủ chính trị của mình và tái áp đặt kỷ luật đã trở nên quá lỏng lẻo lên một Đảng cầm quyền. Chiến dịch này còn có thể o ép một hệ thống quan liêu miễn cưỡng phải thực hiện các cải tổ kinh tế, những cải tổ có thể xói mòn quyền lực và các đặc quyền của họ. Và nó có thể giúp ông Tập giành được hậu thuẫn của dân chúng bằng cách đi theo một số đường lối nhắm tới việc chỉnh sửa lại cái hình ảnh lem luốc của ĐCSTQ vì bị coi là một chế độ suy đồi mất hẳn quan hệ với quần chúng.

Để nhấn mạnh hữu hiệu thông điệp này, Ông Tập đang theo đuổi một đường lối có nhiều mũi nhọn. Mũi mạnh nhất là điều tra và truy tố một số rất đông đảo gồm các quan chức cao cấp, những người trên thực tế đã từng hưởng quyền bất khả xâm phạm trước đây. Trong 23 tháng qua, 50 con hổ hay cách gọi những quan chức cao cấp từ hàm thứ trưởng trở lên đã rơi vào lưới của ông Tập, so với vỏn vẹn 30 con trong vòng 5 năm trước khi ông được chỉ định làm Tổng Bí thư ĐCSTQ. Cuộc săn bắt của ông Tập đã tóm cổ được vài con mèo cỡ bự, trong đó có ông Chu, một nhân vật ngoài chức trùm công an Trung Quốc còn là cựu ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết sách cao nhất của Đảng. Một động thái chưa từng có trước đây là việc truy tố tướng cao cấp Từ Tài Hậu [Xu Caihou], một Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương mới nghỉ hưu và là cựu Ủy viên Bộ Chính trị.

Chiến dịch trong sạch hóa này đã đưa ra những thay đổi thủ tục khiến giới lãnh đạo địa phương khó che đậy nạn tham nhũng hơn trước nhiều. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan nội chính bài trừ tham nhũng của Đảng – do một đồng minh của ông Tập, là Vương Kỳ Sơn [Wang Qishan] lãnh đạo – ngày càng dựa vào các toán kiểm tra đặc biệt để thanh lọc các quan chức tham nhũng tại các tỉnh thông qua các cuộc phỏng vấn và điều tra kín được mở rộng. Các cơ quan chống tham nhũng địa phương hiện nay phải báo cáo kết quả của bất cứ một cuộc điều tra nào mà họ tiến hành lên một cơ quan chống tham nhũng cấp cao hơn.

Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập còn áp đặt các biện pháp khắc khổ, loại bỏ nhiều bổng lộc hậu hĩ mà giới thống trị chóp bu của Trung Quốc đã coi là quyền lợi đương nhiên. Các điều lệ mới cấm quan chức nhận những món quà xa hoa, các phương tiện đáp ứng cho nhu cầu giải trí và du lịch của họ. Hậu quả là, lượng rượu cô-nhắc của Pháp và đồng hồ Thụy Sĩ bán ra đã giảm xuống nhanh chóng, trong khi nỗi bất bình của giới quan chức diễn ra khắp nơi.

Toàn diện và táo bạo, chiến lược chống tham nhũng của ông Tập có nhiều rủi ro, chính vì nó được cần đến trong bối cảnh sau đây: Tham nhũng đã xâm nhập vào cơ cấu định chế của nhà nước đảng trị Trung Quốc; như người ta thường nói, nó là chất dầu bôi trơn bộ máy quan liêu rộng lớn của Trung Quốc. Sau biến cố Thiên An Môn và sự sụp đổ của Liên Xô, ĐCSTQ không còn sức thu hút về mặt ý thức hệ nữa, và như một chiến lược để sống còn, Đảng bắt đầu tưởng thưởng cho các đảng viên trung thành những địa vị béo bở, duy trì hậu thuẫn của họ bằng quyền lợi vật chất. Lối ứng xử này có lợi về mặt chính trị, nhưng ĐCSTQ gần như không có biện pháp nào để hạn chế sự phóng túng của đảng viên, khiến trong họ nảy sinh ra một ý thức về quyền lợi đương nhiên [a sense of entitlement]. Họ bắt đầu tuân theo một modus vivendi [tạm ước sống chung] mới, theo đó các quan chức từ thấp đến cao trao đổi nhau đặc ân để giải quyết các bất đồng về vấn đề bổ nhiệm nhân viên hay phân phối chiến lợi phẩm kinh tế. Họ duy trì sự ổn định và tính cố kết [cohesion] trong hàng ngũ thông qua việc thương lượng mặc cả giữa các đầu sỏ.

Nhưng hiện nay cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập đang phá vỡ sự thỏa thuận ở chóp bu sau biến cố Thiên An Môn. Bằng cách áp đặt các biện pháp khắc khổ và các hình phạt về tội tham nhũng lên hệ thống quan liêu của nhà nước đảng trị Trung Quốc, ông Tập có nguy cơ gây bất bình cho một thế lực chính trị mạnh nhất nước, thậm chí biến họ thành thù địch.

Ở thời điểm này, ông Tập giành được hậu thuẫn của dân chúng và đang có đà chính trị, trong khi giới quan liêu có đủ thông minh để không tìm cách đẩy lùi bước tiến của ông. Hầu hết các quan chức đảng viên từng nếm trải đấu tranh nội bộ đang giả vờ phục tùng ông, thúc thủ để giữ an toàn bản thân. Một số viên chức địa phương đang cố tình làm trì trệ các công việc – như việc thông qua các dự án hay thực thi các nhiệm vụ hành chánh thông thường – rõ ràng là để gây áp lực khiến ông chấm dứt hay nới lỏng chiến dịch chống tham nhũng của mình. Hình như nhóm này tính toán rằng, nếu kinh tế trở nên đình đốn, ông Tập sẽ phải chuyển quan tâm của mình sang nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế, vì đây cũng là một cột trụ nâng đỡ tính chính đáng của Đảng.

Muốn thắng được sự chống đối thụ động này, có thể ông Tập phải điều chỉnh chiến lược của mình. Từ trước đến nay, ông vẫn dựa vào quyền kiểm soát quân đội để chặn đứng bất cứ một thách thức nào. Nhưng trong tương lai, ông cần phải nới rộng cơ sở hậu thuẫn của mình, cả trong lẫn ngoài ĐCSTQ và trong xã hội Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là phải nhanh chóng đề cử các thành phần cải tổ trong Đảng vào các địa vị quyền lực và cho phép ngành tư pháp có nhiều độc lập hơn trước để truy tố các quan chức tham nhũng. Có lẽ điều này còn ngụ ý một cái gì cấp tiến hơn nữa: cho phép giới truyền thông và xã hội dân sự hành động như những tổ chức giám sát của công dân, mặc dù cho đến nay Chính quyền Tập Cận Bình hình như vẫn quyết hạn chế tự do của các nhóm này.

Dù ông Tập có thay đổi đường lối chống tham nhũng hay không, điều rõ ràng là ông đã thay đổi luật chơi quyền lực tại Trung Quốc, đặc biệt trong nội bộ Đảng Cộng sản. Nhưng liệu sự quan trọng của uy tín lãnh đạo rốt cuộc có làm được một chất keo gắn bó trong Đảng bền chắc hơn sự gắn bó qua những đường dây hối lộ đã giữ Đảng cho đến ngày nay hay không, đó là điều chưa ai nắm chắc.
CLAREMONT, Calif. — When Xi Jinping launched his anti-corruption campaign shortly after becoming the general secretary of the Chinese Communist Party in late 2012, most observers thought he would merely go through the motions, jailing a few senior officials and then carrying on business as usual. His predecessors, after all, had used anti-corruption investigations largely to eliminate their political opponents and consolidate power. Disciplinary actions would spike during the year following a new leader’s appointment and fall the year after that.

But Mr. Xi’s campaign goes well beyond any immediate desire to establish his political supremacy. It is unprecedented in sweep and ambition, taking on the class of 5,000 or so very senior officials who operate the most vital organs of the C.C.P., the government, the military and state-owned enterprises. Its goal is no less than to upend the unspoken system by which China’s elites have been governing since the Tiananmen crackdown in 1989: a self-reinforcing web of relations based on patronage and corruption. As a leader driven by a historic mission to safeguard the C.C.P.’s rule against all odds, Mr. Xi sees endemic corruption as a serious threat to the regime’s long-term survival.

But corruption has penetrated so very deeply into the party-state that it has become the glue that holds it together. And so Mr. Xi’s campaign, which is meant to ensure the C.C.P.’s longevity, seems to pose an existential threat to it in the short or medium term.

Reliable data measuring corruption are scarce, yet several indicators, including the sums pilfered by officials, support the consensus among China watchers that corruption has increased significantly in the last two decades. According to corruption cases reported in the most authoritative official media, the median amount of bribes rose from just over $91,000 in 2000 to $225,000 in 2009, a 100 percent increase (after adjusting for inflation).

Unscrupulous officials have been stealing more since the early 1990s thanks partly to a large increase in infrastructure spending. Lucrative contracts for roads, ports and railways are opportunities for them to enrich themselves or their cronies. Investment in infrastructure, real estate and other fixed assets rose from an average of 36 percent of G.D.P. during 1980-1991 to more than 41 percent during 1992-2011.

Based on the data for 2011, investment in infrastructure accounts for about one-third of total fixed-asset investment. Sixteen heads of transportation departments in 11 provinces have received severe punishment (one was executed) for corruption in the last two decades. Last year, China’s longtime railway minister, Liu Zhijun, was given a suspended death sentence for accepting more than $10 million in bribes.

Another source of windfall profit has been privatization — which is euphemistically called “property rights reform,” because of a lingering ideological squeamishness about turning nominally state-owned assets into private property. Since the early 1990s, the Chinese government has progressively relaxed its control over the disposal of land and mining resources, for example, allowing local officials unprecedented freedom to transfer these valuable assets to family members and friends. In a major scandal involving Zhou Yongkang, the recently retired internal security czar, his elder son purchased two oil blocks from the state-owned energy giant China National Petroleum Corporation for about $3.2 million and quickly resold them for a profit of more than $80 million. Cao Yongzheng, a crony of Mr. Zhou’s who claims to be able to predict the future, seems to have been given, most likely as a reward for some services, an oil block that brought him nearly $100 million a year, according to an investigation by the highly respected Chinese business publication Caixin.

Based on reports from the offices of provincial and municipal prosecutors, between one-third and two-thirds of all corruption cases in China today involve multiple officials and businessmen. In the 1980s, most corruption was committed by individuals acting alone. This newer, collusive form of corruption is far more pernicious because it is harder to detect and to stop, and it corrodes the institutional integrity of the state.

It also threatens the party’s control over local elites: Colluding officials typically promote and protect each other in a tight patronage network. In the city of Maoming, in Guangdong Province, more than 240 local officials, including three consecutive party chiefs, the executive vice mayor, the municipal police chief, the anti-corruption chief and many heads of the city’s agencies, were implicated in a corruption scandal in 2009-2012. In an unfolding mega-scandal in the coal-rich province of Shanxi, four of the area’s 13 most senior officials have been detained for “serious violations of discipline and the law,” a.k.a. graft, including the province’s anti-corruption chief himself.

Such endemic corruption has fortuitously created a rare opportunity for Mr. Xi to make an immediate mark after rising to the top. Fighting corruption is now one of the three pillars of his domestic strategy, along with economic reform and the containment of pro-democracy forces. This war serves several objectives for him. As ever, it can help remove rivals and reimpose discipline on a ruling party that has become too soft. It can also intimidate a reluctant bureaucracy to carry out economic reforms that might undercut its power and privileges. And it can help Mr. Xi win popular support by going some ways toward repairing the C.C.P.’s tarnished image as a decadent regime out of touch with the masses.

To drive this message home, Mr. Xi is pursuing a multipronged approach. Its most potent component is the investigation and prosecution of a very large number of senior officials, who once enjoyed de facto immunity. In the last 23 months, 50 so-called tigers or senior officials with vice ministerial ranks and above have fallen into Mr. Xi’s dragnet, compared with only 30 in the five years prior to his appointment as C.C.P. chief. Mr. Xi’s hunt has captured some supersized cats, including Mr. Zhou, who in addition to being the internal security czar was also a former member of the Politburo Standing Committee, the party’s top decision-making body. Another unprecedented move was the prosecution of the top general Xu Caihou, a newly retired vice chairman of the Central Military Commission and a former Politburo member.

The clean-up campaign has introduced procedural changes that make it much harder for local elites to cover up corruption. The Central Commission for Discipline Inspection, the party’s internal anti-corruption agency — which is headed by Mr. Xi’s ally, Wang Qishan — increasingly relies on special inspection teams to ferret out corrupt officials in the provinces through extended confidential interviews and investigations. Local anti-corruption agencies must now report the results of any investigation they conduct to a higher-level anti-corruption agency.

Continue reading the main storyContinue reading the main storyContinue reading the main story
Mr. Xi’s campaign also imposes austerity measures, eliminating many of the lavish perks China’s ruling elites have come to take for granted. New regulations prohibit officials from accepting extravagant gifts, entertainment and travel accommodations. The result has been a steep fall in the sale of French Cognac and Swiss watches, as well as widespread resentment among officials.

Comprehensive and bold, Mr. Xi’s strategy is risky precisely because it is needed: Corruption permeates the institutional fabric of China’s party-state; it is the proverbial grease that oils the vast Chinese bureaucracy. After Tiananmen and the collapse of the Soviet Union, the C.C.P. was left with little ideological appeal, and as a survival strategy, it began rewarding loyalists with lucrative positions, securing their support with material benefits. This made good political sense, but the C.C.P. did too little to limit the leeway of its minions, and they soon developed a sense of entitlement. They also began to follow a new modus vivendi, with officials at all levels trading favors to resolve their differences over personnel matters or the distribution of economic spoils. They maintained stability and cohesion within their ranks by way of oligarchic horse-trading.

But now Mr. Xi’s war on corruption is challenging this post-Tiananmen elite bargain. By imposing austerity measures and penalties for corruption on the bureaucracy of the Chinese party-state, Mr. Xi risks alienating, even antagonizing, the country’s most powerful political force.

At the moment, Mr. Xi has the public’s support and political momentum, and the bureaucracy is smart enough not to push back. Most of the battle-tested apparatchiks are feigning compliance and hunkering down. Some local officials are deliberately slowing down the pace of their work — like approving projects or executing routine administrative tasks — apparently to pressure him into ending or softening his anti-corruption campaign. If the economy flags, their calculation seems to be, Mr. Xi will have to shift his attention to reviving growth, a pillar of the party’s legitimacy.

Defeating such passive resistance may require Mr. Xi to adapt his strategy. So far, he has relied on his control of the military to deter any challenge. But he will need to broaden his base of support, both inside the C.C.P. and in Chinese society. That means quickly promoting reformers within the party to positions of power and granting more autonomy to the judiciary to prosecute corrupt officials. It may also mean something more radical: allowing the media and civil society to act as citizen watchdogs, even though so far the Xi administration has seemed intent on curtailing those groups’ freedoms.

Whether or not Mr. Xi modifies his approach to fighting corruption, it is clear he has already changed the rules of the game in China, particularly within the Communist Party. Less clear is whether the importance of prestige will turn out to be a stronger glue for the party than the bonds of venality that have been holding it together to date.

Minxin Pei is a professor of government at Claremont McKenna College.

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) - The Newyork Times
Dịch bởi Trần Ngọc Cư, Nghiên Cứu Quốc Tế

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư về Quản lý Nhà nước tại Claremont McKenna College, California.

Theo pro&contra


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad