Truy tố vô lý và "lỗi hệ thống" trong vụ án họ Đoàn - Việt Mỹ News -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Truy tố vô lý và "lỗi hệ thống" trong vụ án họ Đoàn


Truy tố, xét xử vụ Đoàn Văn Vươn theo tội " giết người ", "chống người thi hành công vụ" là hoàn toàn vô lý, thiếu căn cứ pháp lý và cố tình làm xấu đi tình trạng của các bị cáo:

1. Đối vời tội " giết người":

Cáo trạng dựa trên 3 yếu tố: Lời nói của Quý, cho nổ mìn tự tạo và bắn đạn hoa cải vào lực lượng cưỡng chế( LLCC)

- Lời nói của Quý: Nếu chỉ dựa vào câu nói của Đoàn Văn Quý "bắn chết mẹ chúng nó đi" để quy kết các bị cáo đã thống nhất ý chí và quyết tâm muốn tướt đoạt sinh mạng của người khác ngay từ đầu là hoàn toàn hài hước, gán ép bởi vì ai cũng hiểu đây là câu nói cửa miệng của rất nhiều người mỗi khi nóng giận. Không lẻ người cha, me khi giận con cũng thường hay nói  "tao đánh chết mẹ mày bây giờ" thì lại quy chụp họ cố ý giết con hay sao?  Nếu phân tích cho đến cùng thì Quý nói bắn chết mẹ chúng, chứ đâu nói bắn chúng nó đâu, trong trường hợp này "mẹ chúng" là ai cần chỉ rõ!. Cho nên câu nói đó không có ý nghĩa gì cả, khi cơ quan điểu tra không chỉ ra cho thấy sự thống nhất qua bàn bạc của các bị cáo là họ có ý định muốn giết người ngay từ đầu thông qua những lời nói nào khác. Để xác định các bị cáo có ý muốn giết người hay không cần xem hành vi của họ.

- Nổ mìn tự tạo: Nói các bị cáo làm và cho nổ mìn tự tạo là nhằm mục đích giết người. Kết luận như thế là vội vàng, là thiếu chứng cứ khoa học bởi vì dù xác định là "mìn" nhưng cáo trạng không cho thấy nguyên tắc hoạt động của mìn này như thế nào?, khả năng nổ được?, thiệt hại có thể xãy ra?...Những kết luận như thế nếu có phải của cơ quan cức năng về cháy, nổ (có thể là ngành công binh của LLVT) chứ không phải của cơ quan CSĐT. khi cho rằng hành vi của bị cáo Quý nối dây điện từ bình ắc quy đến mìn , bình gas và có nửa bao đá phía trên là vũ khí giết người cũng không đúng vì cơ quan điều tra không mô tả được "mìn" này hoạt động thế nào? bình gas đặt ở ví nào khi kết nối với mìn? khả năng mìn nổ, bình gas cũng nổ luôn được bao nhiêu phần trăm? nói chung phải xác định được tính chất cực kỳ nguy hiểm của nó khi được nổ toàn phần. Vì không chứng minh được nên chúng ta xem thực tế đã xãy ra những gì để suy ngược lại,vụ nổ tại hiện trường được mô tả" ...Quý đã kích nổ mìn làm bình gas tung lên nhưng không nổ và rơi xuống đầm nên không làm ai bị thương...", chứ không nói rõ tiếng nổ to như thế nào, bình gas tung lên nhưng độ cao bao nhiêu? ( hay chỉ là lăn xuống đầm kế bên mà thôi) văng bao xa? lý giải rõ vì sao bình gas không nổ?. Đối với một chiến sỹ công binh như Vươn thừa hiểu nếu muốn cho nổ bình gas thì phải làm gì, hay Vươn chỉ có ý định muốn dọa lực lượng cưỡng chế bằng tiếng nổ không hơn không kém mà thôi. Thực tế có lẽ đúng vậy khi LLCC không hề lo lắng gì với tiếng nổ "trò hề" của các bị cáo thông qua việc" ..tổ công tác thực hiện trách nhiệm của mình tiếp tục tiến đến hàng rào thứ 2 cách nhà Quý khoảng 18 mét....". Qua việc chế tạo và cho nổ mìn ( theo tôi thì không thể gọi là mìn mà nên gọi đúnglà vật nổ, nó cũng như pháo vậy thôi- tránh sự nhầm lẫn làm hoang mang dư luận khi nhắc đến chữ Mìn) cho thấy cái gọi là mìn này hoàn toàn không nguy hiểm gì cả. Cơ quan điều tra cũng thu được tại hiện trường một "mìn " chưa nổ nhưng cũng không chứng minh được đó là vật nguy hiểm, chủ yếu là cần chứng minh điểm tiếp xúc giữa mìn tự tạo và bình gas.Đây là việc điều tra sơ sài của cơ quan điều tra hay vì không có chứng cứ đủ để kết luận vật nổ này nguy hiểm?

-Bắn đạn hoa cải: Súng bắn đạn hoa cải hay còn gọi là súng săn ( loại súng bắn chim sẻ ,chứ không phải săn hươu ), đây là loại súng được phép sử dụng rất nhiều nhất là những năm 90 về trước, khi các du học sinh, người công tác các nước đông âu thường mang về cho gia đình. Không có tài liệu, văn bản pháp luật nào chứng minh đây là vũ khí giết người , cáo trạng chỉ dựa vào văn bản duy nhất là kết luận số 284/c54 ngày 29 tháng 2 năm 2012 của Viện khoa học hình sự bộ công an:"...khi sử dụng hai khẩu súng trên bắn đạn vào cơ thể người ở khoảng cách 30 mét đều có thể gây sát thương (chết hoặc bị thương)". Đây là văn bản đã ban hành sau khi xãy ra vụ án,và là văn bản ban hành theo "đơn đặt hàng" của CSĐT Hải Phòng, cũng là cũng của ngành công an nên tính khách quan của văn bản không thuyết phục. Vã lại, cũng văn bản trên nói bắn vào cơ thể người có thể sát thương nhưng không nói bắn bao nhiêu phát thì có thể gây " sát thương"( hay chỉ một viên )? và bắn vào những nơi nào của cơ thể một cách liên tục, điều kiện cụ thể thế nào mới gọi là "có thể sát thương" được?. trở lại thực tế vụ án, có tất cả 6 người bị thương tích từ 8% đến 43%, và bị từ 8 đến 23 vết thương. Việc xác định tỷ lệ thương tật ở nhũng tỷ lệ trên cho từng bị hại chưa chắc chính xác bởi vì trên hực tế có những vết thương giống nhau nhưng các hội đồng giám định khác nhau sẽ cho tỷ lệ khác nhau. Do đó, các bị các bị cáo, luật sư cần yêu cầu giam định lại các tỷ lệ này. Bị hại ( cáo trạng dùng từ " nạn nhân" là không đúng) Vũ ANh Tuấn bị 23 vết thương nhưng tỷ kệ thương tật( có thể được nâng cao hết mức) cũng chỉ 25% , các bị hại khác cũng vậy....Dù bắn nhiều đạn vào người nhưng tỷ lệ thương thật cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Vậy kết luận bắn đạn hoa cải vào người LLCC trong trường hợp này không thể kết luận là các bị cao muốn giết người được.

Ngoài ra việc các bị hại bị thương tích như thế cũng có lỗi của ban cưỡng chế vì hơn ai hết LLCC đã hiểu và lường trước những chuyện có thể xãy ra nhưng các biện pháp khắc phục không đươc xây dựng, thực hiện một cách hữu hiệu. Cụ thể trong LLCC có cả lực lượng quân sự huyện với mục đích là rà phá vật liệu cháy nổ.(..trước, trong và sau thời điểm cưỡng chế) nhưng khi đến hiện trường , ngay sau tiếng nổ đầu tiên vì sao LLCC không dừng lại mà vẫn " tiếp tục tiến lên", đến khi có người bị thương do đạn hoa cải từ trong nhà bắn ra vẫn không kịp thời xử lý để tránh thiệt hại....Việc kiên quyết "tiến lên" trong hoàn cảnh như thế đã gây thêm ức chế, tạo thêm áp lực cho anh em họ Đoàn , và việc làm đó cũng chứng tỏ thêm là vụ nổ và những viên đạn hoa cải kia không đáng quan tâm, tức không nguy hiểm, không đủ sức đe dọa, ngăn cản LLCC, ..

Với một số luận điểm trên cũng đủ cho thấy việc quy kết các bị cáo vi phạm điểm d khoảng 2 điều 93 BLHS là không thỏa đáng , nghĩa là các bị cáo không phạm vào tội " giết người"

2. Đối với tội “chống người thi hành công vụ”:

Điểm mà các tội phạm muốn xâm hại đối với tội này là sự hoạt động đúng đắn của cơ quan thực thi pháp luật. Ngược lại xâm phạm đến hoạt động không đúng đắn thì không thể áp dụng điều 257 Bộ luật Hình sự để quy tội cho các bị cáo được.( Không thể nói một người cự cải, phản ứng lại viên CSGT dùng dùi cui đánh người là "Chống người thi hành công vụ "được vì viên CSGT đã không hoạt động đúng đắn, hành vi của anh cảnh sát này không thể coi là đang thi hành công vụ).

Trở lại vụ án họ Đoàn cho thấy nguồn gốc để dẫn đến việc cưỡng chế là các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, các quyết định này theo kết luận của thủ tướng chính phủ thì đã sai hoàn toàn ( có nhiều bài viết về vấn đề này nên tôi không đi sâu phân tích vì đây là việc đã được kết luận). Các quyết định thu hồi đấy đã trái pháp luật thì việc thực thi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định trái pháp luật cũng sai luôn. Vì đó không là hoạt động đúng đắn của các cơ quan, ở đây là LLCC nên không thể coi việc làm không đúng đó là thi hành công vụ và dĩ nhiên nếu có hành vi chống lại , phản ứng lại LLCC cũng không thể nói đó là chống người thi hành công vụ. Cái gốc đã sai nên dẫn đến toàn thể cành lá đều sai hết, ngược lại chính chính quyền huyện đã có hành vi tước đoạt trắng trợn công sức của gia đình họ Đoàn, cũng vì những điều đó đã tạo ức chế to lớn cho các bị cáo, dù họ đầu tiên luôn tuân theo PL, bằng chứng là họ khiếu nại theo đúng trình tự, thẩm quyền, thậm chí khi kiện ra Tòa vẫn bị Tòa án huyện hùa theo UBND huyện để áp đặt bị cáo....vì không còn lối thoát nên các bị cáo không còn lựa chọn nào khác..

Sẳn đang nói về tội danh này cho thấy việc Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng truy tố về tội “chống người thi hành công vụ” theo điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự với tư cách" người giúp sức" là không đúng.VKS cáo buộc trên cơ sở nhận định hai phụ nữ này có hành vi cùng những người khác trong nhà làm hàng rào , rãi rơm, mua xăng, mua mủ len và có nghe các bị cáo bàn bạc phần nào vụ chống đối nhưng vẫn im lặng đồng tình( !?). Nếu chỉ dừng lại những việc như thế thì không thể kết luận hai người này đồng phạm với những các bị cáo khác bởi vì:

+ Hai người phụ nữ này là vợ của 2 bị cáo Quý, Vươn nên việc vợ giúp chồng làm những việc như thế là bình thường, hành vi làm hàng rào, rãi rơm trong phần đất đang thuộc quyền quản lý của họ không bị cấm đoán, xét cho cùng cũng không gây tác hại gì với những vật ngăn cản thô sơ đó.Còn việc quy kết 2 người vợ này thống nhất ý chí đối với các bị cáo trên toàn bộ kết quả của vụ việc là thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn.

+ Báu và Thương không có mặt tại hiện trường trong thời điểm LLCC đến .

+Truy tố 2 bị cáo tội " chống người thi hành công vụ" với tư cách 'người giúp sức'. Ở tội danh này không có " người thực hành", các bị cáo Quý, Vươn,...bị truy về tội" giết người" chứ không phải tội này( Không thể truy tố tội ăn cắp khi không có người thực hành việc ăn cắp nhưng lại bắt tội người giúp sức).

+Đoàn Xuân Quỳnh, Đoàn Văn Việt,Đoàn Thị Máp, Trần Thị Mịn, Phạm Thị Tươi cũng có hành vi giống hai bị cáo Báu, Thương tức " tham gia làm hàng rào, rãi rơm" nhưng không bị truy tố. Đã có sự phân biệt đối xử ở đây trong việc áp dụng pháp luật. Có phải chăng chỉ vì Báu, Thương là vợ của các bị cáo Quý, Vươn, (chủ khu đất cần thu hồi ) nên cần bị" trừng trị" nhằm đập tan sự kháng cự của họ....?

Từ một số phân tích trên cho thấy các bị cáo không phạm tội như cáo trạng VKS đã quy kết. Còn việc các bị cáo có phạm tội khác nhẹ hơn hay không là việc làm của cơ quan pháp luật tôi không bàn ở đây.

3. Chúng ta chờ đợi gì ở phiên tòa:

Một sự trả lời nhanh chóng và chính xác là con số O tròn trĩnh. Để hiểu chính xác điều này chúng ta lướt qua một số điểm như sau:

- Hội đồng xét xử (HĐXX) vụ án này gồm 5 người với 2 thẩm phám và 3 hội thẩm nhân đân (HTND). Hai thẩm phám của Tòa án được bổ nhiệm theo sự đồng ý của thành ủy Hải Phòng (nơi đã cùng với UBND Hải Phòng chỉ đạo cần nghiêm trị vụ án này theo định hướng nhất định thể hiện qua các biên bản cuộc họp và bài nói chuyện của ông Thành bí thư thành ủy tại CLB Bạch Đằng...).

Ngoài ra Tòa án thành phố còn có Ban cán sự đảng lãnh đạo toàn diện, ban cán sự này chịu sự chỉ đạo của chính thành ủy HP mà người chi phối là bí thu thành ủy.Với vụ án này có sự chỉ đạo từ đầu của đảng bộ HP thì người kém trí tuệ nhất cũng không dám mơ là 2 vị thẩm phám đảng viên này( tôi dám chắc điều này vì không thể tìm được bất cứ một thẩm phám nào dù là cấp huyện là không đảng viên trên toàn cõi Việt nam này cả) sẽ công tâm. Cũng thông cảm cho 2 vị này vì miếng ăn, việc làm của họ nếu làm trái ý của cấp ủy địa phương họ sẽ không được đề nghị tái bổ nhiệm, hoặc bị nhiều phiền toái khác....; Còn 3 vị HTND, mang tính nhân dân nhưng gần như không thể tìm được nhân dân trong 3 ghế này mà đa phần là các cán bộ đang tại chức hoặc cán bộ hưu trí và dĩ nhiên phần lớn đều là đảng viên cả. Tức những người cũng chịu sự lãnh đạo theo nguyên tắc đảng lãnh đạo mọi mặtmà ở đây cũng chính là thành ủy HP.

- Không riêng gì ngành tòa án mà cả kiểm sát, công an, tư pháp cũng đều có ban cán sự đảng sinh hoạt dưới sự chi phối của cấp ủy đảng địa phương cũng chính là thành ủy HP. Như vậy một khi thành ủy HP ( trong đó có cả UBND , nơi công nhận quyết định thu hồi đất của huyện là đúng) thống nhất chỉ đạo cần truy tố, xét xử các bị cáo này về tội " giết người" ....thì bị cáo , gia đình và xả hội có hy vọng gì không các bạn?

- các cơ quan bổ trợ tư pháp như giám định, pháp ycông chứng, ...cũng là của địa phương , vẫn phải chịu sự lãnh đạo của đảng nên tính khách quan không đảm bảo.

Qua vụ án này càng cho chúng ta thấy có liên quan mật thiết đến điều 4 Hiến pháp tức sự lãnh đạo toàn diện , mọi mặt của đảng mà ở địa phương có khi chỉ là vài người thậm chí một người ( bí thư )mà thôi. Với những gì mà những người nhân danh đảng đã quyết định thì các cơ quan, cá nhân khác buộc phải thi hành, không thể khác được; có tam quyền nhưng không có phân lập nên tòa án, tư pháp hoạt động không độc lập, không tuân theo pháp luật;; và cũng vì không có tự do ngôn luận, không có lực lượng đối lập nên không có ai chỉ ra sự thiếu sót, sai trái, vô lý của việc làm ; cơ chế này đã biến các luật sư thành trò hề , bị khinh rẻ nghiêm trọng và hoạt động hành nghề của họ mang tính ban cho, bó buộc, kém hiệu quả.. VN chúng ta có đội ngủ LS đông, vững về nghề nghiệp nhưng lại quá yếu về tiếng nói chung để đấu tranh đòi phải độc lập xét xử, đòi hỏi nâng quyền của LS hơn nữa trong tố tụng hình sự và xa hơn nữa là phải Tam quyền phân lập.

Với một số ý như trên cho thấy đất nước chúng ta đã đến lúc cần phải thay đổi mạnh mẽ, cần có cơ chế để có tiếng nói đối lập, tôn trọng và tuân theo pháp luật, sửa chữa " lỗi hệ thống", tạo điều kiện và đảm bảo bằng hiến pháp để mọi thành phần trong xã hội ( không chỉ riêng về đảng viên duy nhất) có đầy đủ quyền thực sự và đảm bảo mọi người được tham gia vào tất cả các vị trí trong xã hội. Chúng ta cần làm càng sớm thì chúng ta càng sớm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Qua vụ án này một lần nữa giúp cho những người ủng hộ ký tên sửa đổi Hiến pháp của 72 nhân sỹ , lời tuyên bố công dân tự do,các bảng kiếm nghị của công giáo, phật giáo, .... thêm tự tin vào việc làm của mình là hoàn toàn đúng đắn, giúp những người chưa ký tên ùng hộ thêm mạnh dạn hơn nữa trong lời nói , việc làm vì tương lai tốt đẹp của đất nước.

Tất cả chúng ta cần sát cánh bên nhau để đòi hỏi những quyền chính đáng mà lẽ ra chúng ta đã được hưởng từ rất lâu.

© Nguyễn Thanh Minh


Tác giả gửi đến VANGANH.INFO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad